5 biểu hiện bất thường ở chân là MANH MỐI của các loại bệnh: Nhẹ thì đau nhức xương khớp, nặng thì UNG THƯ giai đoạn cuối
Sưng phù chân, thường xuyên bị chuột rút, đâu khớp ngón cái,...là những biểu hiện bất thường về sức khoẻ đôi chân.
Bất cứ bộ phận nào trên cơ thể đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng và chân cũng không ngoại lệ. Đây được coi là phương tiện di chuyển hữu hiệu nhất của mỗi cá nhân, giúp chúng ta được đi đến nơi mà ta mong muốn. Song, những điều ước này sẽ trở về con số 0 tròn chĩnh nếu như đôi chân trở nên không khoẻ. Vì vậy, theo dõi từng dấu hiệu dù nhỏ nhất ở chân sẽ giúp mỗi người phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời.
1. Chân sưng phù
Theo thông tin từ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, sưng hoặc phù nề là tình trạng tích tụ chất lỏng trong các mô. Điều này có thể gây ra do việc muối và nước bị tích lại khi sử dụng một số loại thuốc. Đây cũng có thể là dấu hiệu của suy tim, suy gan, suy thận hoặc mất chức năng một số cơ quan. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm phẫu thuật, nhiễm trùng, dinh dưỡng kém, khối u phát triển, hoặc có sự tắc nghẽn.
Đặc biệt, trong giai đoạn sớm của ung thư gan, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng nhẹ như mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi, sưng phù chân. Thế nhưng, mọi người sẽ thường nghĩ rằng do làm việc quá sức, hoặc đứng nhiều nên chân bị phù chứ không hề nghĩ tới ung thư.
Nguyên nhân ung thư gan khiến chân bị sưng là do tích tụ các chất lỏng tại chân, gây ra do giảm áp lực thẩm thấu của máu. Trong đó, có hai dạng phù chân thường gặp ở ung thư gan là phù mềm và phù cứng.
Phù mềm hay còn gọi là phù dịch, bệnh nhân dùng tay ấn vào phần sưng, thấy bị lõm xuống và không đàn hồi trở lại. Phù mềm có thể khiến cho trọng lượng cơ thể bệnh nhân tăng lên hơn 2kg. Còn phù cứng lại thường là liên quan đến tuyến giáp, người bệnh bị phù ở chân, dần dần kéo theo phù trên toàn cơ thể.
2. Khớp ngón cái bị đau
Nếu bạn thấy khớp ngón cái bị đau thường xuyên thì có thể đã bị viêm khớp do gút. Đây là hậu quả của việc chuyển hóa purin bị rối loạn, làm tăng axit uric hoặc giảm đào thải khiến nồng độ axit uric máu tăng cao, dễ kết tủa các tinh thể axit uric tại khớp ngón chân cái, hình thành cục tophi, gây viêm nhiễm tại chỗ, sưng đỏ, nóng và đau.
Thậm chí, nếu ngón cái bị lệch sang một bên có thể gây ra biến dạng ngón chân cái (hallux valgus) và gây đau khớp ngón chân cái. Nếu người cao tuổi bị đau nhức khớp ngón chân cái có thể là do thoái hóa khớp, nguyên nhân là do quá trình tăng sản xương ở đầu xương khớp, gây đau nhức cục bộ.
3. Đau toàn bàn chân
Khác với sưng phù chân, đau toàn bàn chân cũng khiến chân bị sưng nhưng chỉ sưng tấy ở mu bàn chân, kèm cảm giác đau ở ngón chân và gót chân.
Ở phụ nữ, dấu hiệu này thường gặp ở những người đi giày cao gót trong thời gian dài mà không được nghỉ ngơi. Đối với người già và phụ nữ mãn kinh bị đau do mất canxi ở xương, dẫn đến loãng xương, mất độ chắc khỏe của xương.
Ngoài ra, những người hay chơi thể thao quá sức ở các bộ môn như bóng đá, chạy đường dày, bóng rổ, nhất là các vận động viên sẽ gặp tình trạng "gãy xương do mỏi". Đây là dấu hiệu khi xương có những vết nứt nhỏ.
4. Chuột rút chân
Khi trời lạnh, rất nhiều người sẽ gặp phải triệu chứng bị chuột rút ở chân và hết dần sau vài phút. Nguyên nhân của hiện tượng này là cơ bắp bị mỏi và lạnh quá mức, dẫn đến các cơn co thắt bất thường không kiểm soát được.
Song, nếu chuột rút xảy đến thường xuyên, hãy đề phòng nguyên nhân bệnh lý, chẳng hạn như rối loạn tuần hoàn chi dưới, sốt cao, mất nước, thiếu canxi và vitamin D, rối loạn natri và kali huyết tương, cũng như uốn ván, bệnh dại,...
5. Bàn chân bị rát và đau nhói
Nếu bạn có cảm giác bàn chân bị đau nhói và rát, độ nhảy cảm với các kích thích bên ngoài cũng tăng lên thì có thể bị bệnh thần kinh ngoại biên. Đây là biến chứng thường gặp của những bệnh nhân đái tháo đường lâu ngày, lượng đường không kiểm soát được nên mọi người cần chủ động kiểm soát bệnh, nếu không bệnh phát triển nặng hơn có thể dẫn đến đái tháo đường bàn chân.
Ngoài ra, cần để ý tới vết loét dai dẳng ở bàn chân, hoặc da và các ngón chân của bàn chân bị đổi màu, giảm nhiệt độ và động mạch của bàn chân bị suy yếu. Đó có thể là bệnh tắc động mạch chi dưới, cần đi khám và điều trị kịp thời. Trường hợp bị đái tháo đường, vết loét rất lâu khỏi, thậm chí còn phải cắt bỏ chi.
Tổng hợp- Nguồn: Aboluowang; BVUBHN