45% người Đông Nam Á không có tài khoản ngân hàng: Người thu nhập thấp bị đánh giá có rủi ro cao

22/09/2023 14:25 PM | Kinh doanh

Đây là một trong các lý do khiến nhóm người này tìm đến các dịch vụ “tiền nóng, vay nhanh, lãi cắt cổ”.

45% người Đông Nam Á không có tài khoản ngân hàng: Người thu nhập thấp bị đánh giá có rủi ro cao - Ảnh 1.

Nghịch lý “càng là người nghèo, chịu phí càng cao”

Bất chấp xu hướng số hoá sau Covid-19, Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn là nhóm có tỉ lệ người dân được tiếp cận dịch vụ tài chính chính thống thấp nhất trong khu vực. Trên toàn Đông Nam Á, đến 45% người dân không có tài khoản ngân hàng/tài khoản thanh toán di động. Số người có tài khoản nhưng không được phục vụ các sản phẩm mở rộng (tín dụng, bảo hiểm,…) còn cao hơn nữa.

Nghiên cứu của CIIP đã chỉ ra các rào cản chính khiến bộ phận lớn người lao động bị loại trừ khỏi các dịch vụ tài chính đáng tin cậy. Rào cản lớn nhất nằm ở chỗ: Những người lao động thu nhập thấp bị đánh giá là nhóm khách hàng rủi ro cao. Đây là một trong các lý do khiến nhóm người này tìm đến các dịch vụ “tiền nóng, vay nhanh, lãi cắt cổ”.

Trong vài năm trở lại đây, chi lương Linh hoạt đang lan toả từ các nước phát triển như Mỹ, châu Âu cho đến các thị trường mới như châu Phi, Đông Nam Á. Mô hình này có thể hiểu một cách đơn giản: một ứng dụng trên điện thoại cho phép người lao động rút tiền lương ngay khi có nhu cầu. Nguồn tiền này an toàn, không rủi ro, vì đó là tiền lương người lao động đã kiếm được, tính toán theo thời gian thực từ số ngày công họ đã hoàn thành. Đây chính là điểm khác biệt của mô hình tài chính này khi kết hợp chặt chẽ với dữ liệu quản trị nhân sự của doanh nghiệp, và thường được cung cấp như một phúc lợi nội bộ.

45% người Đông Nam Á không có tài khoản ngân hàng: Người thu nhập thấp bị đánh giá có rủi ro cao - Ảnh 2.

CIIP đã nghiên cứu Vui App (Việt Nam) và 3 đại diện khác từ Indonesia, Philippines và đánh giá tác động của mô hình Chi lương Linh hoạt trên 5 khía cạnh: khả năng tiếp cận tài chính, tác động đến hộ gia đình, cơ chế bảo vệ người dùng và khả năng phục hồi tài chính của người lao động.

Tại Việt Nam, kết quả chỉ ra: 91% khẳng định không tìm thấy giải pháp thay thế nào tốt hơn Vui App; 91% đã cải thiện tình hình tài chính và khoản tiết kiệm; 76% cho biết họ tăng khả năng chi trả trong tình huống khẩn cấp.

Doanh nghiệp hưởng lợi kép khi người lao động được đảm bảo an toàn tài chính

Một con số khác gây chú ý trong báo cáo của CIIP: 75% khẳng định gắn bó hơn với công việc sau khi được nhận lương linh hoạt. Người lao động an tâm với thu nhập và phúc lợi, từ đó tập trung hơn, năng suất tăng, tỉ lệ nghỉ việc giảm. Đây không chỉ là lợi ích từ góc độ ổn định nguồn nhân lực mà còn là lợi ích kinh tế trực tiếp của doanh nghiệp khi không phải tiêu tốn ngân sách để tuyển dụng, thay mới và đào tạo lại nhân viên, đặc biệt với doanh nghiệp có quy mô nhân sự lớn. Mỗi năm, doanh nghiệp có thể thiệt hại 700.000 USD/1000 người lao động vì khoản chi này (theo EY, 2020).

Chi lương Linh hoạt không chỉ là xu thế của thế giới mà đang là giải pháp được các doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên triển khai, nhất là trong giai đoạn cần tối ưu chi phí, củng cố nhân lực và duy trì “sức bền sản xuất” như hiện nay.

Tại Việt Nam, mô hình chi lương linh hoạt còn khá mới lạ và được một số công ty khởi nghiệp khai thác như Vui App, GIMO. Trong đó, Vui App được đồng sáng lập bởi ông Dzung Đặng - cựu CEO Uber Việt Nam. Tháng 8/2022, Vui App công bố huy động thành công 6,4 triệu USD trong vòng series A. Trong khi đó, tháng 2/2023, GIMO cũng công bố hoàn thành vòng gọi vốn series A với 5,1 triệu USD.

Hoàng Thuỳ

Cùng chuyên mục
XEM