4 "thủ phạm giết gan" đang có mặt trong tủ lạnh nhà bạn, thà bỏ đi chứ đừng dại bảo quản kẻo gieo rắc ổ bệnh nguy hiểm
Ung thư gan không chỉ đến từ gen di truyền như nhiều người vẫn nghĩ mà còn xuất phát từ những 'thủ phạm giết gan' vô cùng quen thuộc, có mặt bên trong tủ lạnh nhà bạn.
Ung thư gan là một trong những "sát thủ" đáng sợ nhất. Căn bệnh này khiến gan không thể thực hiện các chức năng cơ bản như sản xuất mật, hỗ trợ quá trình đông máu, chuyển hóa chất béo, lưu trữ vitamin và khoáng chất… dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể, lâu dần là tử vong.
4 "thủ phạm giết gan" nguy hiểm nhất thường có mặt trong tủ lạnh
1. Thức ăn thừa
Nhiều gia đình có thói quen cất đồ ăn thừa vào tủ lạnh, ngày hôm sau chỉ việc hâm nóng lại là có thể sử dụng. Mặc dù tủ lạnh là nơi có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ phòng, nhưng điều đó không có nghĩa rằng đây là môi trường hoàn toàn vô trùng.
Thực tế, nhiều loại vi khuẩn vẫn có thể sinh sôi, phát triển bên trong tủ lạnh. Thức ăn càng để lâu trong tủ lạnh thì càng là "ổ chứa" vi khuẩn, dẫn đến ngộ độc cho người ăn với các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ăn không tiêu.
Thường xuyên cất thức ăn thừa trong tủ lạnh cũng được xem là nguyên nhân gián tiếp hình thành ung thư. Bởi thực phẩm nếu bị biến đổi sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều để xử lý, lâu ngày sẽ tích tụ càng nhiều độc tố trong gan, gây viêm gan và cuối cùng dẫn đến ung thư.
Tốt nhất các gia đình chỉ nên nấu lượng thức ăn đủ dùng cho một ngày, nên dứt khoát vứt đi nếu ăn không hết.
2. Hải sản đã nấu chín ăn không hết để lại hôm sau
Hải sản có giá thành đắt đỏ, vì vậy nếu không ăn hết các gia đình có xu hướng cất hải sản vào tủ lạnh để bảo quản và sử dụng cho bữa ăn ngày hôm sau. Tuy nhiên theo chuyên gia dinh dưỡng người Trung Quốc, Trương Tân Ý: Hải sản chỉ ngon lành và bổ dưỡng nếu được ăn ngay sau khi nấu chín.
Càng để lâu, hải sản sẽ càng bị mất chất, cho dù được bảo quản ở tủ lạnh đi chăng nữa thì hàm lượng protein dồi dào trong hải sản cũng có thể bị biến chất, có thể làm người ăn bị tổn thương gan, thận. Tốt nhất là không được ăn hải sản đã để qua đêm, đồng thời không ăn hải sản đã chết.
Không nên ăn hải sản để qua đêm.
3. Những loại trái cây để lâu, có dấu hiệu thối
Tủ lạnh chỉ có thể kéo dài thời gian bảo quản trái cây chứ không thể khiến chúng tươi ngon mãi mãi. Trái cây nếu để trong tủ lạnh lâu sẽ có dấu hiệu thối. Những quả bị thối sẽ có chứa vi sinh vật, trong quá trình trao đổi chất, vi sinh vật sẽ tạo ra quá nhiều chất độc hại và vi khuẩn gây bệnh, vi khuẩn thậm chí còn lây lan sang phần không bị hư hỏng.
Đặc biệt, hoa quả bị thối có thể chứa nấm mốc Aspergillus flavus hoặc A. parasiticus. Các loại nấm này sản sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư gan ở người. Aflatoxin không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm, vì vậy hoa quả có cắt bỏ phần mốc hay được nấu chín ở 100 độ C thì nguy cơ nhiễm độc vẫn còn.
4. Thịt để quá lâu trong tủ lạnh
Sự thật là thực phẩm càng để lâu trong tủ lạnh thì càng mất giá trị dinh dưỡng, thậm chí tủ lạnh sẽ là ổ vi khuẩn nếu bạn không bảo quản thức ăn đúng cách.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Pooja Malhotra (Ấn Độ): Trong quá trình cấp đông thịt, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ mất dần, thậm chí chúng còn bị hao hụt màu sắc, hương vị, kết cấu. Dù nhiệt độ thấp có thể kéo dài thời gian bảo quản thịt nhưng các gia đình không nên quá lạm dụng vì có thể gây lãng phí dinh dưỡng, thậm chí dẫn dến một số vấn đề về ngộ độc thực phẩm cho người ăn.
Ngoài ra, trong môi trường đông lạnh, các virus, vi khuẩn và ký sinh trùng của thịt vẫn chưa hoàn toàn chết mà chỉ tạm thời ngủ đông. Sau khi được rã đông, số vi khuẩn này sẽ biến đổi và hoạt động mạnh. Nếu ăn miếng thịt này sẽ gia tăng lượng độc tố trong cơ thể, suy giảm sức đề kháng và gây bệnh ung thư. Đồng thời, chúng cũng gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, gây nôn mửa, tiêu chảy và các phản ứng khó chịu khác.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt được bảo quản ở trong tủ đá với nhiệt độ là -18 độ C chỉ nên sử dụng trong vòng 3 tháng.
3 thói quen nuôi dưỡng gan mỗi ngày
1. Uống đủ nước
Gan thích môi trường ẩm ướt, uống trà thường xuyên có thể bổ sung nước kịp thời, làm loãng các chất độc, rác tồn đọng trong máu và giảm áp lực cho gan. Bạn nên uống các loại trà hoa cúc vì chúng chứa nhiều choline, flavonoid, selen, có tác dụng đáng kể đối với việc tiêu diệt chất béo, đẩy nhanh tốc độ gan chuyển hóa chất béo và tránh tích tụ chất béo trong gan... Ngoài ra, uống nhiều nước đun sôi còn làm sạch các chất độc và nuôi dưỡng gan.
2. Làm việc và nghỉ ngơi phải đều đặn
Bác sĩ Xu Xingguo của Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc cho hay, một lịch trình làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của gan, bởi vì ban đêm là thời gian giải độc chính cho gan, thức khuya dễ khiến công việc giải độc của gan bị trì trệ.
Ngoài ra, chất adrenaline tiết ra khi thức khuya sẽ tăng lên và làm tăng gánh nặng giải độc cho gan, cuối cùng làm giảm khả năng miễn dịch của gan. Bác sĩ khuyên nên đi ngủ vào khoảng 10h tối, muộn nhất là 11 giờ.
3. Vận động thường xuyên
Tập luyện thể thao giúp cơ thể bài tiết các chất độc hại, tăng cường quá trình lưu thông máu, cải thiện hệ miễn dịch và đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, đây còn là thói quen thúc đẩy tiêu thụ calo, hỗ trợ gan chuyển hóa chất béo và protein, do đó giảm gánh nặng hoạt động của gan, phòng ngừa gan nhiễm mỡ. Mỗi tuần nên tập 4-5 lần, thời gian tập lâu hay ngắn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe.