34 tuổi mắc ung thư gan giai đoạn cuối, nguyên nhân gây bệnh ai cũng nên đề phòng

14/12/2017 10:18 AM | Sống

Người trẻ mắc bệnh hiểm nghèo không hiếm, nhưng nguyên nhân gây ung thư gan của bệnh nhân này là bài học lớn cho tất cả chúng ta. Bệnh có thể bắt đầu từ một thái độ sống.

"Người tốt" nếu không cẩn thận lại dễ mắc bệnh

Một người đàn ông khỏe mạnh cường tráng mới chỉ 35 tuổi ở Quảng Đông (TQ), là công nhân nhà máy, ngày làm việc 2 ca nhưng lương không cao, vì thế, anh làm thêm công việc lái xe taxi để tăng thu nhập cho gia đình.

Vào khoảng giữa tháng 9, trong một lần đang lái xe, anh bỗng nhiên bị đau bụng đến mức không chịu nổi. Ít ngày sau đó, đang đi làm ở xưởng thì tiếp tục cảm thấy đau bụng dữ dội. Không thể chờ hơn được, anh đã đến viện khám.

Kết quả khám ban đầu cho thấy anh có một khối u trong gan khoảng 15cm. Theo BS Nghê, trưởng khoa Ngoại gan mật chẩn đoán, đây là bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, khối u đã rất to, nếu áp dụng giải pháp phẫu thuật cắt bỏ thì sau khi cắt xong, phần gan còn lại chỉ còn không đến 30%, dễ dẫn đến tử vong sau phẫu thuật. Nhưng nếu không phẫu thuật thì cũng chỉ kéo dài sự sống được từ 4-6 tháng.

Trong quá trình nói chuyện với bệnh nhân, BS Nghê phát hiện rằng anh không phải là người hút thuốc hay uống rượu nhiều, trong gia đình không có tiền sử bị bệnh ung thư gan, không có người mắc viêm gan B, không hiểu sao anh có thể mắc bệnh như vậy.

Trong quá trình trò chuyện với bệnh nhân, bác sĩ phát hiện ra rằng, cuối cùng thì nguyên nhân gây bệnh gan cũng đã có yếu tố liên quan. Thực tế, bệnh nhân này có một người vợ rất "ghê gớm". Họ kết hôn được 10 năm và có 2 con đang tuổi đi học.

Do việc chi tiêu trong gia đình ngày càng tăng lên nên vợ anh càng ngày càng trở nên "khó ở". Thường xuyên than phiền về điều kiện kinh tế gia đình thiếu thốn hoặc trách anh làm việc thu nhập ít hoặc thậm chí nhiều khi còn không biết giữ thể diện cho anh khi đi ra ngoài, dẫn đến xô xát.

Bản thân bệnh nhân là người hiền lành chân thật, dù vợ thế nào cũng không quát mắng đánh đập, nếu tức khí thì cũng chỉ lên giường đi ngủ. Công ty vợ anh mấy năm trước tiến hành cắt giảm biên chế, vợ mất việc nhưng cũng không đi tìm việc mới.

Điều này khiến mọi chi tiêu trong nhà đổ lên vai chồng, anh đi làm 2 ca ở nhà máy, bận đến nỗi có lúc không đủ thời gian để ăn cơm. Không những thế, khi vợ anh nghe thấy tình trạng bệnh của chồng, còn tỏ vẻ quát mắng trách móc lớn tiếng.

Nam bệnh nhân nói với bác sĩ rằng nếu phải cần quá nhiều tiền để chữa bệnh thì anh không chữa nữa, mà dành tiền đó cho vợ con, đằng nào thì mình cũng không thể sống được nữa. Nhìn thấy tình trạng bệnh nhân như vậy, bác sĩ cũng không biết nên làm thế nào.

Bác sĩ Nghê chia sẻ, theo tài liệu thống kê cho thấy, những người thường xuyên có cảm giác u sầu, chán nản, tính cách trầm, tình cảm giữ lại trong lòng mà không nói ra có tỉ lệ mắc ung thư cao hơn 15 lần so với người bình thường có tính cách cởi mở.

Theo quan niệm của Đông y, cảm xúc tiêu cực quá mức cũng có thể phát sinh các bệnh liên quan đến ung thư. Bách bệnh sinh ra đều là do khí, mọi bệnh đều có nguồn gốc từ tim mà ra.

Trầm cảm, tức giận là một "tính cách ung thư" điển hình

Nhiều người lương thiện điềm tĩnh bản chất rất tốt, hầu như ít khi tranh cãi nóng giận với ai, nếu có gặp vấn đề gì bực mình khó chịu, thì bản thân cũng tự nín nhịn, giữ lại trong lòng. Điều này vô tình gây hại cho sức khỏe cả về thể chất lẫn tâm lý.

Ví dụ như bệnh nhân này thường xuyên bị vợ phàn nàn, mặc dù không có phản ứng lại với vợ nhưng bản thân cũng có thêm nhiều áp lực . Nếu bị đè nén như vậy trong thời gian dài sẽ rất có hại cho gan. Bên cạnh đó, mặc dù không hút thuốc uống rượu nhưng anh lại làm việc lao lực quá sức, điều này cũng gây hại rất lớn đến gan.

Gan không được nghỉ ngơi, tăng nguy cơ mắc bệnh ác tính

Gan là cơ quan nhận nhiệm vụ xử lý các chất độc hại và trao đổi chất, nếu chức năng gan bắt đầu suy giảm, sẽ không hấp thụ chất dinh dưỡng đủ trong cơ thể, sau đó cơ thể không đủ năng lượng để cung cấp cho các hoạt động thiết yếu, gây ra mệt mỏi .

Bệnh nhân này sau khi mắc bệnh gan, vẫn tiếp tục làm việc quá sức, hầu như không có cơ hội cho gan nghỉ ngơi, điều này càng làm tăng tốc độ ác tính hóa của bệnh.

Nếu trong điều kiện bình thường, khi chúng ta mệt mỏi, nghỉ ngơi một lát hoặc ngủ một giấc có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nhưng nếu khi có bệnh gan sinh ra mệt thì cơ thể sẽ không thể hồi phục nhanh chóng cho dù có nghỉ ngơi.

Muốn giữ cho gan khỏe mạnh, chúng ta nên làm gì?

1, Bổ sung selen để cải thiện việc giải phóng độc tố trong gan, tăng khả năng chống độc

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, ngũ vị tử có thể giúp cho gan thải ra các chất độc hại, cải thiện khả năng giải độc và nâng cao khả năng chịu đựng và đối phó với chất độc của gan, giảm nhẹ chất độc làm tổn thương gan. Vì vậy, muốn dưỡng gan, bạn có thể dùng hạt ngũ vị pha với nước để uống hàng ngày.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bệnh nhân bị bệnh gan thường thiếu selen, khi căn bệnh nghiêm trọng hơn, mức độ selen trong máu càng thấp. Selen hoạt tính cao có trong mạch nha và ngũ vị tử. Hai thực phẩm này có thể thúc đẩy sự phân hủy của các chất có hại trong gan, loại bỏ các gốc tự do có hại, ổn định màng tế bào, có hiệu quả tốt cho sức khỏe gan.

2, Làm việc nghỉ ngơi có nguyên tắc để dưỡng gan, tốt nhất là ngủ vào lúc 10 giờ

Kiến nghị mọi người nên đi ngủ trước 11 giờ. Nên hạn chế thức đêm, vì đây là việc làm tổn thương lớn đến gan, lâu dài sẽ tổn thương thận, tiếp đó sẽ ảnh hưởng khí huyết, và để lại những hậu quả càng ngày càng nghiêm trọng.

Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, thời gian tế bào gan tăng trưởng hồi phục trở lại chủ yếu là vào buổi sáng sớm, bỏ lỡ khoảng thời gian này, tế bào gan bị tổn thương sẽ không tái tạo.

Vì vậy, mặc dù bạn có thể ngủ bù vào ban ngày và để hồi phục thể lực, nhưng không giống như giấc ngủ vào buổi tối và sáng sớm, thời điểm mà tế bào gan bị tổn thương có thể phục hồi.

3, Tâm trạng xấu ảnh hưởng đến việc sửa chữa tế bào gan

Trong gan chứa các sợi dây thần kinh giao cảm dày đặc, nếu chúng ta có tâm trạng buồn phiền thường xuyên, tức giận hay đau khổ, sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tế bào gan gây ra thiếu máu. Từ đó có thể ảnh hưởng đến sự tái sinh tế bào gan, sự khôi phục trạng thái sức khỏe của gan.

Vì vậy, chúng ta nên thay đổi thói quen sống, hạn chế trầm cảm, tức giận, nuôi dưỡng và duy trì một thái độ vui vẻ và lạc quan, để gan trở nên khỏe hơn thì cuộc sống mới trở nên tốt đẹp hơn.

Các dấu hiệu sớm của ung thư gan là gì?

Đau ở vùng gan

Chảy máu hoặc có nổi vết dưới da

Giảm cân nhanh

Xuất hiện triệu chứng phù gan và vàng da

Chảy máu âm đạo bất thường

Sốt dài ngày không rõ nguyên nhân

Nếu cơ thể xuất hiện một trong những tín hiệu trên, hãy phải nhanh chóng đi đến bệnh viện để kiểm tra.

*Theo Health/Sohu

Theo Vân Hồng

Cùng chuyên mục
XEM