3 tôn chỉ trong việc kiếm và tiết kiệm tiền của chủ tịch Google Alphabet: Đọc để biết không phải ngẫu nghiên người giàu có hàng tỷ USD
Thay vì cố gắng đánh bại mọi đối thủ trên thị trường, hãy tận dụng mọi lợi thế, đa dạng hóa đầu tư để xây dựng hệ thống tài chính cá nhân vững mạnh.
Eric Schmidt là chủ tịch điều hành của công ty mẹ Google Alphabet, một trong những tỷ phú của làng công nghệ sở hữu tổng giá trị tài sản hơn 11 tỷ USD. Nguồn thu nhập của Eric Schmidt không chỉ đến từ việc điều hành Google mà ông còn có những chiến lược tài chính cá nhân làm gia tăng giá trị tài sản ròng.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh CNBC, chủ tịch của Google Alphabet đã chia sẻ về 3 tôn chỉ trong việc kiếm tiền và tiết kiệm tiền của ông với những ai đang mong muốn làm giàu.
1. Tận dụng lợi thế
Biết cách tận dụng lợi thế trong công việc sẽ giúp bạn trở nên linh hoạt và đạt được nhiều lợi ích hơn. Chẳng hạn như nếu công ty của bạn có bất kể phúc lợi nào dành cho việc hưu trí của nhân viên thì nên đón nhận tất cả. Tối đa hóa nguồn hưu trí hết mức, có thể là 50% hoặc 100% phụ thuộc vào chính sách của công ty.
Bên cạnh đó, nên tận dụng mọi khả năng và lợi thế trong công việc để nâng cao vị trí và vai trò hiện tại của bản thân.
2. Đừng cố đánh bại thị trường
Mua bán hay trao đổi cổ phiếu dựa trên hoạt động hàng ngày bằng giao dịch ngắn hạn sẽ không thể làm bạn trở nên giàu có. Vì thế, đừng cố đánh bại thị trường thông qua cổ phiếu mà thay vào đó, hãy suy nghĩ đến vấn đề lâu dài.
Nên đa dạng hóa đầu tư, đầu tư vào các quỹ chỉ số, quỹ tiên phong. Eric Schmidt còn nhấn mạnh vào quỹ tương hỗ khác của các lĩnh vực lớn trên thị trường chứng khoán. Đặc biệt, đây cũng là chiến lược dài hạn được nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, ông chủ của tập đoàn Berkshire Hathaway áp dụng trong những thập kỉ qua.
3. Thay đổi suy nghĩ về việc thuê người quản lý tài chính
Cần lưu ý tiết kiệm mọi chi phí cho việc thuê quản lý tài chính, điều có thể khiến bạn mất đi một khoản tiền khá lớn. Thay vào đó, lấy số tiền đó để tiết kiệm và đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, vấn đề này nên được cân nhắc kỹ lưỡng trong trường hợp bạn không am hiểu sâu sắc về một lĩnh vực nhưng lại muốn đầu tư vào.
Có một người quản lý và tư vấn tài chính chuyên nghiệp về lĩnh vực bạn đang theo đuổi sẽ trở thành lợi thế lớn, giúp triển khai từng bước chiến lược phát triển hiệu quả hơn.