3 loại trái cây bị liệt vào danh sách có nguy cơ gây ung thư: Toàn loại quả quen thuộc, trong đó có 1 loại người Việt thích mê!
Bạn cần đặc biệt chú ý trong việc lựa chọn trái cây kẻo rước hoạ vào thân.
Ngày nay, con người càng có ý thức hơn trong việc giữ gìn sức khỏe. Chẳng hạn như việc ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin chất khoáng, các acid hữu cơ, xenluloza, chất chống oxy hóa,... phòng chống các loại bệnh.
Tuy nhiên trên thực tế, không phải loại quả nào cũng tốt nếu chúng ta ăn sai cách. Dưới đây là 3 loại quả được giới chuyên gia khuyến cáo không nên ăn bởi có thể gây ung thư.
1. Dâu tây dị hình
Theo nhiều nguồn thông tin cho rằng, những quả dâu tây to đột biến, bị biến dạng là do sử dụng hormone trong quá trình nuôi trồng. Nếu ăn nhiều có thể gây ung thư.
Trên thực tế, hormone không phải là lý do duy nhất. Lý do quan trọng hơn là sự thụ phấn không đủ. Chẳng hạn như nhiệt độ thấp, môi trường tác động và các yếu tố khác có thể khiến dâu tây thụ phấn không đủ.
Trong quá trình trồng trái cây và các loại rau quả, người ta thường sử dụng hormone để điều hoà sinh trưởng thực vật, thúc đẩy sự bài tiết kép của nguyên phân tế bào thực vật, thúc đẩy sự bài tiết auxin làm trái cây to hơn.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã đưa ra những quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng hormone quá mức. Bởi nếu sử dụng quá mức cho phép không chỉ ảnh hưởng đến hương vị của dâu tây mà còn ảnh hưởng đến an toàn sức khoẻ, vi phạm pháp luật.
Dâu tây là loại quả được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất có lợi. Những ngày vừa qua, dâu tây được quảng cáo có nguồn gốc từ Mộc Châu, Sơn La bày bán tràn lan trên khắp các con phố Hà nội và chợ mạng, với giá chỉ 40.000 – 60.000 đồng/hộp. Đặc điểm chung của các loại dâu này đều đóng trong hộp nhựa trong suốt, không bao bì, nhãn mác, không có nguồn gốc xuất xứ.
Trước tình trạng trên, các chuyên gia sức khoẻ khuyến cáo với người tiêu dùng cần đến nhà vườn hoặc địa chỉ kinh doanh uy tính để mua sản phẩm có bao bì, nhãn mác rõ ràng. Tránh mua sản phẩm trôi nổi trên thị trường, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
2. Táo sáp
Khi quả táo lớn lên, nó sẽ tự tiết ra sáp trái cây. Mục đích là để ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật, thuốc trừ sâu gây nguy hại cho sức khoẻ con người.
Sáp ăn được trên táo khác với sáp công nghiệp hoá chất sản xuất. Sáp ăn được đến từ các sinh vật sống và bao gồm lipid, carbohydrate không gây nguy hại. Ngược lại, sáp công nghiệp chứa nhiều chất kim loại nặng như chì, thuỷ ngân hay các hoá chất nhuộm. Ăn táo sáp lâu dài sẽ làm hỏng hệ thống miễn dịch và gây ra bệnh ung thư máu.
3. Chuối chín ép
Chuối là thực được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và đem đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ như: Chữa táo bón, thúc đẩy tiêu hoá, giúp giảm cân.
Tuy nhiên, chuối là loại quả dễ dập nát. Để vận chuyện thuận tiện thì người bán thường hái chuối khi còn xanh, sau đó ngâm chúng với hoá chất, chất kích thích chín, chất bảo quản chứa forrmaldehyde để chuối chín đều, tươi lâu.
Những chất hoá học này rất có hại cho cơ thể. Chính vì vậy, ăn chuối chín ép lâu ngày có thể gây dậy thì sớm cho trẻ và làm tăng nguy cơ ung thư máu.
Ăn trái cây như thế nào là tốt cho sức khoẻ?
Hằng ngày, chúng ta thường ăn trái cây để bổ sung vitamin và các dưỡng chất khác mà cơ thể cần. Trái cây rất tốt cho sức khoẻ nhưng bạn cần ăn đúng cách. Vì nếu ăn sau cách không những không hấp thu được hết dưỡng chất mà có thể gây hại.
- Rửa sạch trái cây: Trước khi ăn, bạn hãy rửa sạch trái cây để loại bỏ mầm bệnh, vi sinh vật và thuốc trừ sâu còn sót lại trên bề mặt. Nếu trái cây có vỏ thì tốt nhất nên gọt bỏ đi. Bạn có thể ngâm trái cây trong nước muối để loại bỏ độc tố tốt hơn.
- Chọn thời điểm thích hợp: Bạn có thể ăn trái cây bất cứ khi nào nhưng để mang đến giá trị dinh dưỡng tốt nhất thì nên ăn vào buổi sáng. Nguyên nhân là do trái cây chứa nhiều fructosse nên cần ăn sau khi thức dậy để nạp năng lượng.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý không nên ăn trái cây ngay trước bữa ăn hoặc sau khi ăn cơm xong. Tốt nhất hãy ăn trước hoặc sau bữa ăn chính 1-2 giờ để tránh tình trạng đầy bụng, chướng hơi.
- Cần ăn ngay sau khi gọt vỏ: Không nên để hoa quả sau gọt vỏ quá lâu bởi sẽ làm giảm hương vị thơm ngon và chất lượng, nhất là khi chúng đã được gọt, thái lát hoặc ép nước.
Trái cây gọt xong ăn luôn sẽ là tốt nhất. Nếu trong trường hợp phải chuẩn bị trước, bạn có thể ngâm trái cây vào nước muối nhạt để giữ được lượng vitamin, khoáng chất và giúp một số loại quả không bị thâm khi gọt vỏ, để ra bên ngoài quá lâu.
Nguồn: 163.com