3 loại củ quả ăn cả vỏ tương đương với việc "uống thuốc độc", dù lười đến đâu cũng nên gọt sạch rồi tính

31/12/2024 15:00 PM | Sức khỏe

Hóa ra, có nhiều loại củ quả ăn cả vỏ không hề bổ dưỡng như bạn vẫn nghĩ!

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhiều người thích nấu thịt cả da, nấu củ quả cả vỏ vì tiết kiệm thời gian, giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng. Nhiều người còn cho rằng, ăn củ quả cả vỏ sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào hơn.

Nghe có vẻ rất hợp lý nhưng trên thực tế, trong một vài trường hợp, việc ăn một số loại củ quả còn nguyên vỏ sẽ không tốt cho sức khỏe, thậm chí gây hại cơ thể. Vỏ của một số loại có thể chứa chất độc mà mắt thường không nhìn thấy được, tác hại nhiều hơn là việc chỉ gây tiêu chảy.

3 loại củ quả không gọt vỏ tương đương với việc "uống thuốc độc"

1. Khoai tây còn xanh hoặc đã mọc mầm

3 loại củ quả ăn cả vỏ tương đương với việc "uống thuốc độc", dù lười đến đâu cũng nên gọt sạch rồi tính- Ảnh 1.

Khoai tây là món ngon thường xuất hiện nhiều trên bàn ăn vào mùa đông. Dù bạn xào, nấu hay chiên, chúng đều rất thơm ngon, bổ dưỡng.

Nhiều người thích hầm khoai tây nguyên vỏ vì cho rằng không lãng phí dinh dưỡng. Bạn đã lầm! Vỏ khoai tây chứa solanine, nhất là những củ khoai tây trông còn xanh hoặc đã mọc mầm thì hàm lượng solanine càng cao.

Ăn một lượng nhỏ chất độc tự nhiên này có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng ăn quá nhiều có thể gây buồn nôn, nôn mửa và thậm chí gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh, chẳng hạn như chóng mặt, khó thở.

2. Trái cây họ cam quýt có dư lượng thuốc trừ sâu

Các loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam, bưởi, quýt rất thơm ngon, mọng nước. Một số người có thói quen giữ lại phần vỏ thơm ngát để pha trà, đun nước uống nên đã phơi khô rồi bảo quản dùng dần.

3 loại củ quả ăn cả vỏ tương đương với việc "uống thuốc độc", dù lười đến đâu cũng nên gọt sạch rồi tính- Ảnh 2.

Nhưng bạn có biết, vỏ của những loại quả này, nhất là cam quýt ngoài thị trường hiện nay, có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu và chất bảo quản. Để tránh những loại trái cây này bị thối rữa trong quá trình vận chuyển đường dài, người buôn bán thường phủ một lớp chất bảo quản lên vỏ.

Đừng nghĩ rằng vỏ dày có thể ngăn chặn ô nhiễm. Nếu ngâm vỏ trong nước, chất bảo quản sẽ dễ bị hòa tan và đọng lại trong dạ dày. Một số người cho rằng chỉ cần rửa sạch bằng nước là có thể loại bỏ bụi bẩn trên vỏ nhưng thực tế như vậy là chưa đủ. Vỏ cam quýt rất giàu dầu, rất dễ hấp thụ thuốc trừ sâu, các hóa chất khác.

Rửa bằng nước muối hoặc ngâm ở nhiệt độ cao có thể làm cho nó sạch hơn một chút. Nếu muốn uống vỏ cam quýt ngâm trong nước, hãy cố gắng chọn trái cây được trồng hữu cơ để tránh dư lượng hóa chất quá mức. Tất nhiên, cách tốt nhất là bỏ vỏ và ăn cùi để đảm bảo an toàn, không cần lo lắng.

3. Khoai lang có đốm đen ngoài vỏ

Nhiều người ăn khoai lang trực tiếp còn nguyên vỏ vì cho rằng lớp vỏ mỏng vô hại, thậm chí còn có mùi thơm hấp dẫn, đặc trưng.

3 loại củ quả ăn cả vỏ tương đương với việc "uống thuốc độc", dù lười đến đâu cũng nên gọt sạch rồi tính- Ảnh 3.

Nhưng trên thực tế, vỏ khoai lang có chứa một lượng axit tannic nhất định, có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Đặc biệt những người có chức năng đường tiêu hóa yếu thường dễ cảm thấy đầy hơi, khó tiêu.

Điều đáng lo ngại hơn nữa là vỏ khoai lang có đốm đen có thể là "nơi ẩn náu" của aflatoxin. Aflatoxin là một chất độc được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là chất gây ung thư cấp độ 1. Nó cực kỳ độc hại và thậm chí chỉ cần ăn một lượng nhỏ cũng có thể gây tổn hại lâu dài cho cơ thể.

Đừng nghĩ rằng mọi chuyện sẽ ổn sau khi khoai lang được làm chín. Một khi chất độc đã hình thành, việc xử lý nhiệt về cơ bản là không hiệu quả. Vì vậy, tốt nhất bạn nên gọt vỏ khoai lang trước khi ăn. Đặc biệt nếu thấy trên vỏ khoai lang có vài đốm đen thì bạn phải kiên quyết vứt bỏ.

Chúng ta có thể ăn vỏ của những loại củ quả nào?

Không phải tất cả vỏ thực phẩm đều cần phải được loại bỏ. Vỏ của các loại trái cây, rau quả thông thường như táo, cà chua vẫn an toàn để ăn sau khi được rửa kỹ và đảm bảo không chứa hoá chất.

Vỏ của chúng rất giàu chất xơ và vitamin, giúp cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, tiền đề là nguồn thực phẩm đáng tin cậy và không chứa dư lượng thuốc trừ sâu quá mức. Nếu không chắc chắn về nguồn gốc nguyên liệu thì việc gọt vỏ không phải là điều xấu, ít nhất có thể giảm bớt một số nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo Tuấn Minh

Cùng chuyên mục
XEM