3 cấp dưới của Quan Vũ, một người lực địch Triệu Vân, một người bằng Bàng Thống, một người đi vào ngạn ngữ ngàn năm

24/03/2020 20:16 PM | Sống

Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Gia Cát Lượng để Quan Vũ lại trấn thủ Kinh Châu, đồng thời sắp xếp cho ông một nhóm trợ lý quân sự, trong đó có 3 cấp dưới khá nổi bật.

Quan Vũ là một vị danh tướng nổi tiếng thời kì Tam Quốc, đồng thời cũng là một "Võ thánh" nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

"Tam Quốc diễn nghĩa" miêu tả Quan Vũ gắn liền với bốn từ "dũng tướng trung nghĩa", ngay cả khi đặt Quan nhị gia vào trong "Tam Quốc chí" thì ông vẫn có một địa vị vô cùng quan trọng.

Theo "Tam Quốc chí" ghi chép, Quan Vũ quả thực không phải vị danh tướng được "thổi phồng" lên. Ở trận Bạch Mã, giữa hàng ngàn quân địch, Quan Vũ một đao chém chết tướng địch là Nhan Lương.

Hơn nữa, trận Tương Dương - Phàn Thành và uy trấn Hoa Hạ cũng là những thành tích chiến trường Quan Vũ tạo ra bằng chính thực lực của mình, không hề có một chút khoa trương nào. Không thể không nói, Quan Vũ trong chính sử quả thực là một người vô cùng ưu tú.

3 cấp dưới của Quan Vũ, một người lực địch Triệu Vân, một người bằng Bàng Thống, một người đi vào ngạn ngữ ngàn năm - Ảnh 1.

Nhân vật Quan Vũ trên màn ảnh nhỏ

Dưới ngòi bút của La Quán Trung, Quan Vũ càng trở nên dũng mãnh hơn. Chẳng hạn như việc La tiên sinh sửa "Tôn Kiên trảm Hoa Hùng" thành "Quan Vũ miểu Hoa Hùng", ngoài ra, vì muốn cho thấy sự trung nghĩa của Quan nhị gia còn đặc biệt thêm thắt một đoạn tình tiết "Qua ngũ quan trảm lục tướng".

Ngay cả đoạn Quan Vũ bại trận chạy tới Mạch Thành cũng được đặc tả rất xúc động lòng người. Tổng thể mà nói thì Quan Vũ trong "Tam Quốc diễn nghĩa" là điểm sáng đáng để mọi người tôn trọng.

Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Gia Cát Lượng để Quan Vũ lại trấn thủ Kinh Châu, đồng thời sắp xếp cho ông một nhóm trợ lý quân sự, trong đó có 3 cấp dưới khá nổi bật lần lượt là Quan Bình, Chu Thương và Liêu Hóa.

Về mặt lịch sử, Quan Bình là con trai ruột của Quan Vũ, nhưng trong Diễn nghĩa lại là con nuôi; Chu Thương chỉ là nhân vật hư cấu, còn Liêu Hóa trong chính sử và trong Diễn nghĩa khá tương đồng.

Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", 3 người này luôn như hình với bóng với Quan Vũ, có thể được xem là tâm phúc của ông.

Thực ra, theo miêu tả trong "Tam Quốc diễn nghĩa", 3 tâm phúc này của Quan Vũ hoàn toàn không đơn giản, thậm chí còn khá nổi bật.

3 cấp dưới của Quan Vũ, một người lực địch Triệu Vân, một người bằng Bàng Thống, một người đi vào ngạn ngữ ngàn năm - Ảnh 2.

Nhân vật Quan Bình trên màn ảnh nhỏ

Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Quan Bình là người con nuôi mà Quan Vũ thu nhận khi ở Quan gia trang, Hà Bắc. Vì được Quan Vũ hết lòng bồi dưỡng nên tài nghệ của Quan Bình cũng không phải dạng tầm thường. Ngoài thành Tương Dương, Quan Bình từng đại chiến với Bàng Thống, hai bên hòa nhau sau 30 hồi.

Mọi người có lẽ không ai còn lạ với Bàng Thống, dù sao thì đây cũng từng là phó tướng của Mã Siêu, võ nghệ không hề tầm thường. Bàng Thống từng đánh thắng Hứa Chử, Hạ Hầu Uyên, Từ Hoảng, thậm chí còn từng đánh tới 200 hồi với Quan Vũ. Mặc dù Bàng Thống chưa chắc đã mạnh hơn Quan Vũ, Mã Siêu, nhưng ít nhất cũng có thể cùng họ phân cao thấp.

Vì vậy, việc Quan Bình hòa với Bàng Thống sau 30 hồi, tuyệt đối không thể xem nhẹ, chúng ta phải công nhận một điều rằng võ nghệ của vị tướng nhỏ này là không hề tầm thường.

3 cấp dưới của Quan Vũ, một người lực địch Triệu Vân, một người bằng Bàng Thống, một người đi vào ngạn ngữ ngàn năm - Ảnh 3.

Nhân vật Chu Thương trên màn ảnh nhỏ

Chu Thương cũng không phải nhân vật tầm thường. Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Chu Thương là một người rất khỏe mạnh, luôn theo sát Quan Vũ như hình với bóng, nhiệm vụ chủ yếu là vác Thanh Long đao nặng 41kg.

Một cây đao 41kg hoàn toàn không hề nhẹ, người bình thường vác lên khá mất sức, nhưng Chu huynh đệ cầm đao như cầm dao, có thể thấy, sức mạnh của Chu Thương không hề tầm thường.

Chu Thương còn từng có vinh hạnh được đấu tay đôi với Triệu Vân. Chu Thương từng giao đấu với Triệu Vân ở núi Ngọa Ngưu, khi đó Triệu Vân đánh khiến Chu Thương chảy máu không ngớt, nhưng Chu huynh đệ vẫn không hề hấn gì, sau cùng vẫn quay trở lại tìm được Quan Vũ.

3 cấp dưới của Quan Vũ, một người lực địch Triệu Vân, một người bằng Bàng Thống, một người đi vào ngạn ngữ ngàn năm - Ảnh 4.

Nhân vật Liêu Hóa trên màn ảnh nhỏ

Liêu Hóa lại càng nổi tiếng hơn. Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Liêu Hóa xuất hiện khi cứu vợ của Lưu Bị, tới Kinh Châu đột phá vòng vây thành công, sau đó theo Lưu Thiện đầu hàng, gần như xuất hiện xuyên suốt trong suốt thời kì Tam Quốc.

Khi Quan Vũ ở Kinh Châu, Liêu Hóa luôn theo sát bên cạnh, thậm chí tham gia cả trận Tương Dương, đồng thời có biểu hiện rất tốt trong trận chiến. Sau này Quan Vũ bại trận bị kẹt ở Mạch Thành, Liêu Hóa dưới sự yểm trợ của Quan Vũ đã may mắn thoát khỏi vòng vây, quay về Thành Đô xin trợ giúp từ Lưu Bị.

Cho tới khi Khương Duy Bắc phạt, Liêu Hóa vẫn trở thành đại tướng của Thục Hán, nhiều lần tiên phong lập chiến công.

Cũng chính vì nguyên nhân này, dân gian luôn truyền tai nhau câu ngạn ngữ: Thục trung vô đại tướng, Liêu Hóa tác tiên phong (Thục Hán không có đại tướng, Liêu Hóa làm tiên phong). Hơn nữa, câu nói này còn được lưu truyền suốt hàng ngàn năm.

A Độ

Cùng chuyên mục
XEM