28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về

09/02/2021 14:39 PM | Sống

Tết thật ra chỉ gói gọn trong vòng 3 ngày: Mồng 1, mồng 2 và mồng 3 tháng Giêng. Đó là ngày gia đình thật sự được nghỉ ngơi, ai ai cũng hoan hỷ trên tinh thần sẽ bắt đầu những thứ mới mẻ. Nhưng để có được 3 ngày Tết trọn vẹn ở trên thì cần phải trải qua một quá trình "chuẩn bị đón Tết".

"Thằng tí, mày chạy lẹ ra đầu xóm mua cho tau 5 ngàn đồng rượu với miếng giấy nhám, nhanh nhanh để kịp giờ cúng nghe mậy!" 

Đó, nghe lời dặn từ cái ngữ điệu thất thanh dội từ trong buồng ra ngoài nhà trước là tôi đã biết ông bà nội tôi sắp sửa làm gì. Tôi thấy chúng nó trên mạng than trời vì khối lượng công việc chất đống từ việc xã hội đến việc gia đình, riêng tôi làm gì thì làm cũng cảm thấy vui lắm vì được về sớm, đón Tết với ông bà.

28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 1.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 2.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 3.

Tết cứ thế mà về dưới mái nhà của ông bà....

Miệng cứ than mệt còn tay anh em chúng tôi thì liên tục hoạt động từ cường độ bình thường đến cường độ gấp rút nhất, cái không khí tất bật ấy phải biết ít nhất một lần trong đời để dù đi đâu cũng không bao giờ quên được. Những ngày như thế này ai cũng đồng lòng, không ai bỏ ai một mình, chính vì cái sự san sẻ công chuyện một cách quý hoá ấy mà ngày dọn nhà mang một niềm háo hức thường niên, như là nhắc nhở đám con cháu chúng tôi một năm nữa đã qua đi, hãy chuẩn bị mọi thứ chu toàn nhất để đón một năm mới mạnh khỏe, bình an!

28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 4.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 5.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 6.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 7.

Giàn bầu, cây vú sữa, cọng hành, mớ rau... đâu cũng là trồng cho đợi con cháu về.

"TỤI BÂY TẬP TRUNG VỚI NHAU VỀ PHỤ BA MÁ SẮP XẾP NHÀ CỬA" 

Trên tờ lịch, ngày sẽ vẫn được cộng thêm 1 số mỗi khi kim đồng hồ quay, ấy thế mà trong tâm thức, Tết năm nay có lẽ đến muộn hơn mọi năm vì những biến cố xã hội tưởng chừng chỉ có trên phim ảnh.

Từ tờ mờ sáng nội tôi đã gọi cho vợ chồng bác hai, một phần nội thăm nom một phần nội nhắc hôm nay nhà tôi tổng dọn dẹp để đón Tết. Nội dù biết hai bác không thể về sớm nhưng cũng bấm bụng buông câu: "Tụi bây tập trung với nhau về phụ ba má sắp xếp nhà cửa". Cái mà nội tôi chờ có lẽ không phải là sự giúp đỡ của đàn con thân yêu mà có lẽ là sự tụ họp đông đủ, ông bà chỉ có lấy ngày này để được xem là "đường đường chính chính" được hối con trở về.

28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 8.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 9.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 10.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 11.

Tết nhà mình bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất, nhanh như nếp gấp thời gian nó len lỏi qua từng câu nói chuyện, cười đùa.

Ngày xưa tôi nghĩ đã là sắp xếp nhà cửa đón Tết thì ở đâu cũng giống nhau, làm gì có chuyện miền này sắp xếp khác miền kia. Nhưng khi lớn lên, chứng kiến tuần tự cách ba má làm tôi mới thấy khác nhau nhiều lắm. Đặc biệt ở cái xứ tỉnh lụy này, không khí đón Tết nằm trong sự mong chờ, háo hức của người dân trước một cái Tết Nguyên Đán đúng nghĩa. Tết thật ra chỉ gói gọn trong vòng 3 ngày: Mồng 1, mồng 2 và mồng 3 tháng Giêng. Đó là ngày gia đình thật sự được nghỉ ngơi, ai ai cũng hoan hỷ trên tinh thần sẽ bắt đầu những thứ mới mẻ. Nhưng để có được 3 ngày Tết trọn vẹn ở trên thì cần phải trải qua một quá trình "chuẩn bị đón Tết".

Nhà nội tôi được xếp vào là một trong những căn nhà "lớn tuổi" nhất xóm, tuổi của nó phải kể đến từ thời ông bà còn ở đây. Căn nhà 3 gian 2 chái ấm cúng, tường theo thời gian như được khoác thêm áo mới để thành một màu "cổ" không lẫn vào đâu được. Đám con cháu chẳng ai dám chê nó cũ kỹ cả, chỉ bảo rằng nó là nơi chứa nhiều ký ức của hơn 3 thế hệ.

Tiếng chó sủa, gà sau hè gáy vang dội, như là chúng nôn lắm khi thấy cảnh tượng này đâu chừng một năm trước, nhà tôi ai vào công việc ấy, không trễ nải, nhanh đến mức kim giây quay theo cũng chẳng kịp.

28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 12.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 13.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 14.

Ông nội vẫn giữ phong độ là một "trụ cột", ông làm tất cả mọi thứ từ trong ra ngoài....

Đằng trước, ông nội cố bứt cho bằng hết đám rau má chen cỏ dại già háp, cứng cáp mọc bám trên nền đất từ tháng này qua tháng khác. Ở cái xứ này, rau mọc cũng lạ, chúng nó không biết nơi mà nương tựa, ai lỡ gieo góc nào thì dính chết cũng ở góc đó, chẳng biết nên trách do đất đai trù phú hay là trách loài rau lúc không cần thì mọc tràn lan này.

Trong bộ đồ lính chắc phải được chục năm tuổi, ông đúng là một "cựu chiến binh" bền bỉ. Tôi thầm hiểu ở thế hệ của ông, những gì là lý tưởng thì luôn phải giữ thậm chí o bế nó mỗi ngày. Có đôi lần con cháu phải nhắc rằng còn rất nhiều đồ mới nhưng thay vì mặc ông cất biệt tăm, đặc biệt chỉ để dành cho dịp trọng đại như con cháu lấy chồng thì mặc. Cỏ lấp kín vườn chẳng mấy chốc mà như rơm như rạ. Ông nội lo liệu đằng trước từ tuốt lá, tưới cây. Phải là chính tay ông làm tỉ mỉ và cẩn trọng như một cách chuẩn bị đón con, đón cháu.

Nhà nội làm hàng rào bằng mấy bụi bông trang, chúng mọc chi chít lẫn nhau, vừa tỉa ông nội vừa cười rồi tằng hắng nói: "Cắt bớt cho nó lên nụ non, tới Tết bông đẹp để tụi nó về chụp hình". Rồi từ dạo có cái smartphone, ông bà cũng "phải biết nghĩ" theo con theo cháu ở nhà ôm lấy ôm để những bức hình trong điện thoại mà chẳng chịu buông ra. Ông bà thì chẳng trách, lâu lâu chỉ phán một câu vào hư không: "Coi chừng hư mắt nghe con". Đến nay, mỗi lần đợi con cháu về cũng phải nghĩ, phải nhớ ra là con cháu mình khác ngày xưa, chúng nó thích chụp hình dữ lắm!

Vừa cắt rồi ông tắm tưới cây cỏ, quét nhà, mặt tiền cũng thoáng hơn hẳn. Rồi đến khi ông ôm chậu cúc vạn thọ mua từ hồi nó còn bé xíu nay đã được vài bông đặt trước lan can nhà, lúc ấy như tôi đã thấy… Tết về thật rồi!

28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 15.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 16.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 17.

Những câu chuyện Tết ông bà đã để giành đợi con cháu về...

Ở cái miệt này, nhà cửa quanh năm đều được tân trang, sắp xếp một cách ngăn nắp dễ dầu gì mà sơ sài nên nói Tết đến người ta cũng chỉ bận mần mấy đám cỏ mần trầu, tuốt lá rồi tưới cho bằng ráo nước hết mấy cây mai, bụi bông trang cũng phải tỉa lại thẳng thớm ra hình một vách rào hẳn hoi. Không cầu kỳ chứ đầy đủ và chứa hết thảy những ân tình của người ở tận cùng đất nước.

Vừa dọn xong đằng trước, nghe tiếng chuông điện thoại réo liên tục, ông nội hồ hởi vào nhà bắt máy. Cỡ nào tôi cũng đoán đúng, không phải bác hai thì là bác 3, cô 4, hay bác út trai, tầm này nội nghe điện thoại mà hồi hộp.

"Ờ, dậy hả bây? Thôi coi ráng lo cho mấy đứa nhỏ, ba với má mày đang dẹp. Vợ thằng út mới sên được mẻ dừa ngon lắm". 

28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 18.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 19.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 20.

Luống rau, quả dừa như cũng "biết đợi"...

Không nghe được đầu dây bên kia nói gì nhưng khi tắt máy, tôi thấy nội bước ra cửa trước móc trong túi ra bao thuốc lá rồi ngồi nhìn về phía hàng bông trang: "Mần bụi cỏ mà bị kiến nó nẻ ngay cái mắt cá đau quá. Phải thằng hai nó dề nó đem cho mớ dầu gió, bằng không chắc phải đi lên ông Thầy phán", câu nói tưởng chừng vô thưởng vô phạt chứ trong tâm can phải có mấy bận ông bà buồn lắm khi con báo không về vì dịch nhưng rồi cũng chỉ có thể "thôi ráng" chứ biết làm gì hơn sự tủi thân đang càu nhàu trong lòng.

Lớp con cháu ngày nay được học nhiều, nhưng giá mà có ai dõng dạc nói trong sự thành đạt là: "Ba má ơi, đừng tủi thân rồi con ráng về ở chơi lâu một chút". 

28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 21.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 22.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 23.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 24.

Nội dặn làm gì thì làm thờ tổ tiên phải tinh tươm.

"BÂY XÚM LẠI SÊN MẤY CHẢO MỨT XONG RỒI ĂN CƠM"

Nội tôi lẹ làng ra sau nhà ôm được trái dừa khô vừa rời khỏi buồng dừa hôm qua, tầm này chắc cơm dừa đã dày và cứng lắm. Trong nhà út chuẩn bị sẵn dao nạo, rồi bào dừa để vào trong một cái thau nhôm lớn ngâm độ 5 - 10 phút bỏ ra ngoài trộn với đường rồi bắc lên chảo sên đến khi thành mứt thì thôi. Nhà nội cái gì cũng có sẵn, chẳng mấy chốc mà đủ mứt, nào là mứt củ lùn, mứt dừa. Nhắc đến mới nhớ, mẻ mứt củ lùn út tôi mới phơi nắng từ mấy hôm trước hôm nay đã đặc quánh, óng ánh một lớp như mật ong. Cắn vào nó bùi bùi, phải vỗ đùi chan chát mà khen thơm hết sảy. 

28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 25.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 26.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 27.

Mứt dừa và mứt củ lùn được cô út chuẩn bị sẵn.

Rồi lần lượt tôi cũng nghe được mùi thịt kho tàu, mùi đắng đót của trái khổ qua trong nồi canh khổ qua dồn thịt. Mấy con cua được bắt từ vuông nhà nay ngả màu đỏ gạch tàu trong nồi nước sôi ùng ục. Bữa cơm được dọn ra đủ món, theo lẽ phải đợi họp mặt đông đủ thì sẽ vui hơn. Nhưng thời buổi này để ông bà nhìn thấy đủ mặt những đứa con cũng thật khó, làm sao dùng lý do tình thương mà trách được sự tỉnh táo vời vợi và anh minh của con trẻ, có những cái Tết đến trước mà cũng có những cái Tết đến sau, nó tùy thuộc vào thời gian con cháu về với ông bà bao lâu.  

28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 28.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 29.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 30.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 31.

Rồi lần lượt tôi cũng nghe được mùi thịt kho tàu, mùi nước cơm đang sôi ùng ục...

Mâm cơm năm nào cũng như năm nào, không đổi món, chỉ có con cháu là có thể thêm hoặc vơi bớt đi vì chúng có thể về và cũng có thể không.

Bà nội hay tin bác không về cũng ru rú trong nhà, ăn cơm cũng chẳng nuốt nổi, bà kêu để bà tranh thủ xếp mớ giấy áo cúng ông bà, thiệt chứ trong lòng nội lúc này đã vái trời cho các con bình an, không còn cách nào khác, chỉ có trang hoàng lại bàn thờ tổ tiên, đặt lên đó vài thứ hy vọng len lỏi mong dịch bệnh đừng siết chặt lấy những con người ở thành phố, để con mình có thể sớm trở về ăn kịp bụi rau xanh nhà trồng, hít thở được những thứ không khí trong lành nhất.

Tôi nhớ có một năm nào đó mà người ta nghĩ đến chuyện bỏ Tết. Giờ câu chuyện ấy vẫn cứ được nhắc lại thường niên. Ông bà nội không nắm rõ mà có lẽ cũng không cần nắm, chỉ biết hễ mà qua Rằm tháng Bảy là ông bà đã tính việc nuôi heo, nuôi gà, dành dụm từng đợt để chuẩn bị cho một mùa Tết Nguyên Đán trọn vẹn. Người ta nghĩ Tết như tiếng cụng ly cạch cạch người nói cười thân tình buông ra cả năm mới gặp, vài cuộc gọi trôi qua kẽ tai, nhớ nhất cũng chỉ là cảm giác say mềm rồi bừng tỉnh lúc 2 - 3 giờ sáng, chật vật tìm cách lên lại Sài Gòn tiếp tục công cuộc mưu sinh.

28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 32.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 33.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 34.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 35.

Mâm cơm năm nào cũng như năm nào, không đổi món, chỉ có con cháu là có thể thêm hoặc vơi bớt đi vì chúng có thể về và cũng có thể không.

28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 36.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 37.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 38.
28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 39.

Bữa cơm gia đình khiến bất cứ đứa con nào cũng không quên được.

28 Âm lịch, người miền Tây rục rịch dọn nhà đón Tết, chuẩn bị những mâm cơm hoành tráng được mong chờ nhất năm chào đón con cháu ở xa trở về  - Ảnh 40.

Riêng ở cái đất cuối bản đồ chữ S này, Tết bắt nguồn từ những điều rất nhỏ được ông bà nội cất giữ trong từng gian nhà, chái bếp, nó cũng là thói quen lặp đi lặp lại như mâm cơm đủ thịt kho, khổ qua hầm, tôm cua luộc, còn bằng không thì là cảnh bà nội chắp tay khấn gì đó Đêm Giao Thừa rồi đàn con đàn cháu chia nhau khúc bánh tét, miếng mứt dừa. Nếu có ai đó nói Tết tốn kém, nếu vẫn gắn bó với Tết thì chỉ sống được ở quê. Cũng được, tôi thà là người nhà quê, chưa và sẽ không bao giờ tôi nghĩ mình từ bỏ sự thật đó!

Bảo Trân

Cùng chuyên mục
XEM