23 năm làm việc tại các tập đoàn hàng đầu thế giới, tôi rút ra 7 BÀI HỌC: Biết sớm để khỏi phí những năm tháng tuổi trẻ, về già đỡ hoang mang!
Trisha Daab đã ước cô biết được những điều này sớm hơn.
Trisha Daab - một người phụ nữ trung niên đã chia sẻ về những định hướng trong công việc mà cô đã đúc rút được sau 23 năm cống hiến tại nhiều tập đoàn, công ty ở Mỹ. Có nhiều giai đoạn, cô loay hoay trong định hướng, mờ mịt về lựa chọn cho con đường phía trước. Đây là điều mà những người trẻ đều từng một lần trải qua trong đời.
Tình cờ cô biết tới khoá học Hướng nghiệp thay đổi nghề trong 8 tuần. Cô đã đăng ký tham gia và nhận được nhiều điều quý giá. Cô đã ước bản thân biết tới khoá học nhiều hơn.
1. Bình tĩnh và đánh giá xem bạn đang ở đâu
Trisha Daab bắt đầu khoá học bằng cách làm một bài kiểm tra nhằm xác định xem bản thân đang ở giai đoạn nào. Bài đánh giá có rất nhiều phần, mất một chút thời gian nhưng khá hữu ích, nó sẽ giúp bạn hiểu rõ mình đang ở đâu.
Các danh mục trải dài về mục tiêu công việc, định hướng, đam mê, sở thích sẽ giúp bạn biết bước tiếp theo mình phải làm gì, cần thay đổi gì, muốn khám phá gì.
2. Tìm người chứ không phải việc làm
Việc xây dựng mạng lưới mối quan hệ hữu ích hơn nhiều so với việc đọc lướt qua vô số mô tả công việc.
Bạn nên nói chuyện với mọi người về công việc hiện tại của mình, đó có thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũ, giáo viên, kết nối LinkedIn. Bạn sẽ nhận được nhiều lời tư vấn hữu ích, chân thành, vì thế hãy chân thành đặt câu hỏi.
Trisha Daab đã gặp một nhà thiết kế của McDonald thông qua một ông chủ cũ và bác sĩ chỉnh hình của tôi. Sau buổi nói chuyện, cô nhận thêm được một công việc hợp tác cùng tờ tạp chí thời trang hàng đầu.
3. Đừng cố gắng làm mọi việc một mình
Trisha Daab cho biết, xung quanh cô là cộng đồng những người đang quan tâm đến việc thay đổi nghề nghiệp với mong muốn tạo nên đột phá. Họ có thể không còn tìm thấy niềm hứng khởi, say mê với công việc cũ hay đơn giản là họ muốn biết thêm nhiều lĩnh vực để phát triển bản thân.
Trong khoá học,Trisha Daab được gặp gỡ rất nhiều người thú vị. Cô nhận ra ngay cả một lập trình viên nổi tiếng thế giới, nhà văn Hy Lạp, hay kiểm toán viên ở Brooklyn đều từng loay hoay trước định hướng sự nghiệp.
"Tất cả họ từng bế tắc, chán nản trong công việc, và chúng tôi đã chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm làm việc và mạng lưới hỗ trợ nhau", người phụ nữ hào hứng nói.
Ngay cả khi bạn không muốn tham gia một khóa học, vẫn có những chuyên gia nghề nghiệp hỗ trợ, podcast, sách và rất nhiều tài nguyên khác mà bạn có thể nghiên cứu.
4. Thay đổi nghề nghiệp không diễn ra trong ngày một ngày hai
Chúng ta từng đặt câu hỏi mình muốn làm gì khi lớn lên khi còn nhỏ, nhưng không phải ai cũng có cơ hội khám phá câu hỏi đó khi trưởng thành.
Quyết định thay đổi nghề nghiệp đã cho phép Trisha Daab dành thời gian khám phá thêm về bản thân, khám phá các lựa chọn của mình và thử nghiệm các kỹ năng khác nhau.
Thay đổi nghề nghiệp là một quá trình - đừng vội vàng. Trisha Daab đã bắt đầu chuyển đổi nghề nghiệp được 8 tháng khi cảm thấy tự tin về những gì mình muốn.
5. Đừng bắt đầu bằng việc cập nhật sơ yếu lý lịch của bạn
Sơ yếu lý lịch là tất cả những gì bạn đã thực hiện trong quá khứ. Nhưng sự thay đổi nghề nghiệp là về những gì bạn mong muốn trong tương lai.
Thay vì vội vã cập nhật sơ yếu lý lịch hoặc làm đẹp CV, Trisha Daab đã cố gắng tin tưởng vào quy trình và tập trung vào việc tìm ra điều mà cô thực sự mong muốn. Cô muốn được là chính bản thân mình, đó là nhiệm vụ đầu khi thay đổi nghề nghiệp.
6. Hãy thử những điều mới
Sẽ thực sự khó tìm được công việc ưng ý nếu bạn chỉ ngồi sau bàn làm việc cả ngày để tìm kiếm thông tin trên các trang mạng trực tuyến.
Thay vì không ngừng tìm kiếm thông tin tuyển dụng, Trisha Daab đã thực hiện cuộc phỏng vấn thông tin với một tác giả, chạy quảng cáo cho một vở nhạc kịch ở trường trung học, làm cộng tác viên truyền thông tại một tiệm bánh địa phương. Cô làm những việc mà trước đây chưa từng làm, bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.
"Ngay cả khi tôi không nhất thiết phải quan tâm đến những lĩnh vực đó, tôi vẫn muốn thử sức. Tôi muốn làm những điều mới, nó sẽ giúp ích cho tôi về sau rất nhiều", Trisha Daab chia sẻ.
Cô còn tham gia nhiều buổi hội thảo, gặp gỡ bạn bè để hiểu về những rủi ro nghề nghiệp. Trisha Daab đã thực hiện tiếp thị miễn phí cho một dịch vụ chăm sóc thú cưng vào ban ngày, tham gia khoá học Marketing, thiết kế ấn phẩm,... Những trải nghiệm đem đến cho cô nguồn năng lượng mới, kiến thức mới.
7. Làm một công việc được trả lương không phải là cách duy nhất để làm việc
Khi bắt đầu quá trình, Trisha Daab biết mình không thích công việc văn phòng tẻ nhạt nữa. Cô cũng không muốn làm một nơi, có một nguồn thu nhập duy nhất, chỉ gắn bó với một công việc. Cô muốn trở thành người năng động, biết nhiều thứ, có thể làm nhiều điều. Vì thế, cô đã thử sức các công việc khác nhau với mức lương không cao, thậm chí có công việc - cô không được trả thù lao.
"Giờ đây, tôi được làm nhiều việc, gặp gỡ nhiều người. Tôi là một nhà văn tự do, nhà tư vấn nghề nghiệp, stylist thời trang, chuyên viên truyền thông cho một số doanh nghiệp", Trisha Daab hạnh phúc cho biết.
Nguồn: BI