2 nơi nhất định không được đặt chân đến khi bước sang tuổi trung niên: Nơi đầu tiên nhiều người thường đến vì tò mò rồi mất hết vượng khí của giai đoạn hoàng kim
Tuổi trung niên là giai đoạn hoàng kim của cuộc đời mỗi người. Nếu biết tận dụng cơ hội, họ sẽ phất lên nhanh chóng. Ngược lại, nếu có sai sót, phạm tới đại kỵ, rất có thể đánh mất những gì đã tích lũy. Do đó, muốn cuộc sống được bình yên thanh thản, 2 nơi này tốt nhất các bạn nên tránh xa.
Khổng Tử từng nói: "Tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận." Câu ngày có nghĩa là: 40 tuổi không còn nghi hoặc vì trí tuệ đã được mở mang, 50 tuổi biết mệnh trời, 60 tuổi biết phán đoán mọi sự vật sự việc.
Vậy, khi đã sống hơn nửa đời người, con người ta thường kỳ vọng điều gì ở bản thân mình?
Bạn lựa chọn gác lại sự nghiệp, trở về an nhàn hưởng thụ cuộc sống, hay tiếp tục phấn đấu vươn tới đỉnh cao của cuộc đời?
Thực ra, dù đang ở giai đoạn nào của cuộc đời, chúng ta cũng đều mong muốn tương lai mình sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, hiện thực thì không được bằng phẳng và dễ dàng như vậy. Khi chúng ta muốn có được điều gì đó, cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận buông bỏ một vài thứ.
Chính vì thế, từ xa xưa, cổ nhân đã khuyên răn chúng ta nên tránh lui tới 2 nơi tiềm ẩn nhiều tai họa ngầm khi bước sang tuổi trung niên. Hãy cẩn trọng xem mình có đi lạc vào đó không nhé!
1. Chốn thị phi
Trong cuốn "Tăng Quảng Hiền Văn" có câu: "Phiền não đều do ra mặt vội, rắc rối chỉ bởi lắm lời thôi". Ảnh: Internet
Quả thực, cuộc sống luôn đầy rẫy những rắc rối, phiền hà. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết điều này nếu sống theo tư tưởng "chuyện thị phi suốt ngày sẵn có, chẳng để tai nó tự như không". Do đó, tránh lui tới những nơi có nhiều chuyện thị phi, chúng ta không chỉ tránh xa được những điều phiền toái ong ong bên tai suốt ngày mà còn giữ cho mình không bị nhiễm năng lượng xấu, tiêu cực, tránh xa được tai họa không biết lúc nào sẽ giáng xuống.
Đối với những chuyện phiền phức vụn vặt, so với việc đi tranh cãi phân bua với người, chi bằng dứt khoát phớt lờ, đừng để tâm đến. Cuộc sống mà, con người khó tránh khỏi những lúc hồ đồ. Đối với những chuyện lục đục của người khác, chúng ta càng phải biết lúc nào nên và không nên mở miệng. Bởi "mỗi nhà mỗi cảnh", hơn nữa chuyện nhà người khác, bản thân ta vừa không hiểu, lại cũng chẳng liên quan gì đến mình, nên tốt nhất đừng can dự vào. Nếu ta cứ cố xen vào, có thể càng khiến người khác phản cảm, thậm chí gây thù chuốc oán.
2. Nơi tranh chấp, phân tranh
Trước 50 tuổi, chúng ta hầu như đều dành hết sức lực cho sự cạnh tranh. Khi đi học, bạn phải ganh đua điểm số với các bạn cùng lớp để xem bản thân giỏi hơn ai. Đến lúc đi làm, bạn phải so sánh hiệu quả công việc với đồng nghiệp để xem lương cao hơn ai. Bạn cũng cần phải cạnh tranh để giành lấy tình yêu của chính mình. Khi làm cha mẹ, bạn lại bắt đầu cạnh tranh cho con cái bởi bạn không muốn con mình thua kém bạn bè.
Cuộc sống là một quá trình cạnh tranh, chỉ bằng cách chiến thắng trong cạnh tranh, chúng ta mới có thể trở thành người chiến thắng trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi chúng ta bước qua tuổi trung niên, "cát bụi" của cuộc sống trước đây đã lắng xuống, và điều tiếp theo chào đón chúng ta là cuộc sống hưu trí trong những năm tháng cuối đời.
Trong cuộc sống, nhiều khi bạn một mực đấu tranh cho những điều mà mình cảm thấy là phải, có thể bạn sẽ là người chiến thắng, nhưng thực ra, cái bạn mất đi có lẽ còn quan trọng hơn rất nhiều. Ảnh: NetEast163
Tăng Quốc Phiên, một đại thần nức tiếng về đạo đức và nhân phẩm thời nhà Thanh, Trung Quốc, từng nói rằng: "Đừng làm những chuyện lợi ích lâu dài, đừng đến nơi mọi người đang cạnh tranh".
Tại sao lại như vậy? Bởi lẽ có những việc nhìn bề ngoài thì giống như cơ hội làm ăn hiếm có và mang lại lợi ích lâu dài. Tuy nhiên, kinh doanh chỉ có lãi mà không lỗ thì đằng sau sẽ ẩn chứa nhiều bẫy và chỉ cần ta sơ sẩy một chút thôi sẽ "xôi hỏng bỏng không".
Tương tự như vậy, đừng đi đến những nơi mà ai cũng muốn tranh đoạt. Bởi vì, với nơi như vậy, nếu chúng ta không đủ mạnh mẽ và thông minh, chúng ta sẽ vô tình trở thành đối tượng của sự công kích và sẽ bị cuốn vào vòng tranh chấp, giằng giật, chà đạp lên nhau. Nếu không có lòng kiên định và sự cương quyết, chúng ta sẽ rất dễ nếm trải thất bại và hứng chịu tổn thương.
Hơn nữa, khi bước sang tuổi trung niên, dù là về tinh lực hay là thể lực, chúng ta đều không còn được như giai đoạn trước. Đến lúc này, chúng ta không cần phải so đo hay liều lĩnh để làm gì, thay vào đó, hãy sống thận trọng, để đảm bảo có được cuộc sống yên ổn, bởi trên còn cha mẹ già, dưới còn có con cháu.
Con người khi đã ở tuổi trung niên, chút sức lực còn lại không nên dành để nghênh chiến với những phong ba, bão táp của cuộc đời. Hãy nâng niu và dành thời gian cho bản thân, cho những người thân yêu.
Một người nổi tiếng đã nói rằng: "Chỉ có một loại thành công trong cuộc sống, và đó là hãy sống theo cách mình thích." Có thể khi còn trẻ, chúng ta không có quyền lựa chọn, nhưng về già, chúng ta có toàn thời gian để sống cuộc sống mà mình muốn mà không cần quan tâm đến người khác nghĩ gì. Có lẽ đây mới là thành công thực sự.
Ở tuổi trung niên, bạn nên nhớ rằng giàu sang và danh vọng đều là phù du, điều thực sự quan trọng đối với cuộc đời mỗi người chính là gia đình và người thân. Những người đáng để bạn nhớ và họ cũng luôn nhớ đến bạn.
Theo NetEat 163