1,1 tỷ người trẻ sẽ có nguy cơ bị điếc vì thói quen sử dụng tai nghe sai cách
Dù ra đường, đi làm hay đi học, nhiều người cũng đeo tai nghe để nghe hát, xem phim, tai nghe đã trở thành vật dụng không thể thiếu của những người hiện đại mỗi khi ra ngoài. Tuy nhiên, nó cũng có thể là nguyên nhân khiến 1,1 tỷ người trẻ phải đối mặt với nguy cơ bị điếc.
Vào năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ ra rằng hơn một nửa thanh niên có thói quen sử dụng tai nghe không an toàn, và ước tính sẽ có khoảng 1,1 tỷ thanh niên có nguy cơ bị mất thính lực do sử dụng không đúng cách tai nghe.
Tai nghe bluetooth không dây là sản phẩm được ưa chuộng gần đây, nhưng hóa ra việc đeo tai nghe nhét trong như vậy trong thời gian dài, thậm chí bạn chỉ đeo mà không nghe nhạc cũng gây hại cho thính giác của bạn. Christian Moro, phó giáo sư tại Trường Khoa học Y tế thuộc Đại học Bond (Úc), đã chỉ ra rằng tai có cơ chế tự làm sạch để đẩy ráy tai ra ngoài. Tuy nhiên, việc đeo tai nghe trong thời gian dài sẽ làm tắc ống tai và ngăn ráy tai thải ra ngoài, khiến nó tích tụ, sau đó gây giảm thính lực, ngứa và đau tai.
So với tiếng ồn trong môi trường, tai nghe có thể truyền âm thanh gần hơn và tập trung hơn đến tai, do đó, nếu bạn không chú ý đến âm lượng hoặc sử dụng quá lâu sẽ làm tổn thương các tế bào lông nhạy cảm và dây thần kinh thính giác ở tai trong.
Trường hợp nghiêm trọng có thể gây tổn thương thính giác vĩnh viễn. Ví dụ, âm lượng trung bình do môi trường tạo ra là khoảng 75 đến 85dB, muốn nghe rõ âm thanh của bài hát hoặc phim thì bạn phải chỉnh tai nghe lên 85 đến 90dB.
Thính giác là một kênh quan trọng kết nối não bộ, một khi mất thính giác, hoạt động của não sẽ trở nên chậm hơn, dẫn đến các triệu chứng như không phản ứng và mất trí nhớ. Giáo sư Moro cũng chỉ ra rằng có 3 trường hợp không phù hợp để đeo tai nghe:
1. Ống tai ngoài bị viêm, bị thương hoặc bị tổn thương.
2. Da bị dị ứng với chất liệu silicon, nếu đặt vật liệu này vào trong ống tai sẽ gây dị ứng ống tai.
3. Viêm tai giữa hoặc cholesteatoma nhiễm trùng cấp tính và nặng tai.
Dịch tiết có nhiều khả năng làm ô nhiễm tai nghe. Vì vậy, bạn nên đi khám và kiểm soát bệnh, đồng thời cố gắng giữ cho ống tai luôn khô ráo trước khi đeo tai nghe.
Mẹo đeo tai nghe!
Tổn thương thính giác chủ yếu là sự tích tụ mãn tính. Mọi người thường bị mất thính lực nghiêm trọng mà không nhận ra. Tiến sĩ Zhang Yihao, Trưởng Phòng khám Tai mũi họng Đài Loan, cho rằng nên tuân thủ nguyên tắc "66" khi sử dụng tai nghe, tức là âm lượng tai nghe nên <60%, thời gian nghe <60 phút để giảm gánh nặng cho thính giác. Ngoài ra, ông cũng khuyến nghị 4 mẹo sử dụng tai nghe sau đây.
Thời gian sử dụng có hạn
Nếu bạn sử dụng tai nghe trong thời gian dài, tai sẽ bị kích thích liên tục và không thể nghỉ ngơi. Vì vậy, bạn nên giới hạn thời gian sử dụng dưới 1 giờ mỗi ngày, và hãy tháo tai nghe ra để nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút.
Nếu âm lượng của tai nghe là 95dB, bạn nên đeo chúng trong tối đa 4 giờ; nếu âm thanh lớn, chẳng hạn như đeo tai nghe trong tàu điện ngầm, đường phố... đôi khi nó có thể lên tới 100dB thì tối đa không quá 2 giờ.
Giảm âm lượng phát lại
Khi chơi nhạc hoặc xem phim, nên điều khiển âm lượng dưới 60% âm lượng tối đa của đầu đĩa để tránh năng lượng quá lớn tác động đến các tế bào tai trong và dây thần kinh thính giác.
Không sử dụng trong môi trường ồn ào
Nhiều người thường quen nghe nhạc để giết thời gian chạy xe, tuy nhiên lúc này môi trường rất ồn ào, việc bỏ qua nút điều chỉnh âm lượng để nghe rõ là điều dễ xảy ra.
Sử dụng ứng dụng để theo dõi âm lượng của tai nghe
Sử dụng ứng dụng (app) trong điện thoại di động để phát hiện âm lượng của tai nghe, nó có thể ngay lập tức nhắc nhở người dùng khi dB quá cao và thậm chí giúp theo dõi tiếng ồn trong môi trường.
Nguồn và ảnh: HK01