Vì sao người Việt, người châu Á thường sính ngoại 'tây nó thế' và lấy châu Âu làm chuẩn mực?

22/02/2017 14:17 PM | Kinh tế vĩ mô

Trong thời kỳ thống trị của các cường quốc và đế quốc phong kiến, chỉ có một khu vực trên thế giới đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế vượt bậc. Tại sao thế giới hiện đại và sự thịnh vượng chưa từng diễn ra của nó đã bắt đầu? Quá trình đó diễn ra như thế nào?

Có rất nhiều các nhà sử gia, các nhà kinh tế học, những nhà khoa học chính trị và các học giả khác, qua những cuốn sách của mình, đã cố gắng đưa ra những nguyên nhân giải thích tại sao và bằng cách nào quá trình phát triển kinh tế hiện đại hay Kỷ Đại Thinh Vượng (The Great Enrichment) đã bùng nổ tại Tây Âu ở thế kỷ 18. Trong đó, có 2 nguyên nhân chính được đưa ra là: sự chia rẽ chính trị (Political Fragmentation) và một thị trường tích hợp cho những ý tưởng (Integrated market for ideas).

Sự chia rẽ chính trị

Vì sao người Việt, người châu Á thường sính ngoại tây nó thế và lấy châu Âu làm chuẩn mực? - Ảnh 1.

Sự chia rẽ chính trị ở châu Âu thế kỷ 16

Một trong những giải thích lâu đời và có sức thuyết phục nhất là sự chia rẽ chính trị lâu đời của châu Âu. Trong hàng thế kỷ, không một vị vua, chúa nào có thể thống nhất châu Âu như cái cách mà người Mông Cổ và nhà Minh đã thống nhất Trung Hoa.

Sự chia rẽ chính trị ở châu Âu đã thúc đẩy cạnh tranh sản xuất, nghĩa là những người cai trị ở châu Âu ganh đua để có được những nhà tri thức và những nghệ nhân tốt nhất và năng suất nhất cho mình về phục vụ cho mình. Nhà sử học về kinh tế Eric L. Jones đã gọi tình trạng này là ‘hệ thống đa quốc gia’. 

Những cái giá phải trả cho chia rẽ chính trị ở châu Âu thành nhiều quốc gia cạnh tranh với nhau là rất lớn: chúng bao gồm chiến tranh gần như liên miên, chủ nghĩa bảo hộ, và những tình trạng không phối hợp khác. Tuy nhiên, những nhà học giả hiện nay tin rằng những lợi ích về lâu dài của những quốc gia cạnh tranh nhau có thể sẽ lớn hơn cái giá đã phải trả. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia đã khuyến khích đổi mới khoa học và công nghệ.

Sự cạnh tranh giữa các quốc gia cũng ngăn chặn khả năng hình thành chế độc độc quyền ở châu Âu. Quan trọng hơn, có lẽ chính ‘hệ thống đa quốc gia’ đã hạn chế khả năng của các chính quyền chính trị và tôn giáo kiểm soát quá trình đổi mới tri thức. Nếu những nhà cầm quyền bảo thủ kiểm soát chặt chẽ những ý tưởng là lùng và nổi loạn (thường độc đáo và sáng tạo), thì những công dân thông minh nhất của họ sẽ di chuyển đến một vùng đất khác (và rất nhiều người đã làm như vậy).

Thị trường tích hợp cho những ý tưởng

Sự chia rẽ chính trị là không đủ để dẫn tới Kỷ Đại Thịnh Vượng ở châu Âu, cần nhiều yếu tố hơn thế. Kích thước của ‘thị trường’ mà những nhà đổi mới về tư duy và công nghệ được đón nhận là một yếu tố chưa nhận được nhiều sự quan tâm đúng mức. Nếu sự chia rẽ có nghĩa sự ủng hộ dành cho mỗi nhà đổi mới là nhỏ, thì điều đó sẽ khiến họ có ít động lực để cải cách.

Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu của châu Âu hiện đại, sự chia rẽ chính trị và tôn giáo không đồng nghĩa với một ‘thị trường’ nhỏ cho những nhà đổi mới tư duy. Sự chia rẽ này tồn tại đồng thời với sự thống nhất đáng kể về mặt tư tưởng và văn hóa. 

Châu Âu đã cung cấp không ít thì nhiều một thị trường tích hợp cho những ý tưởng, một mạng lưới toàn lục địa dành cho những học giả, nơi mà những ý tưởng mới được phân tán và truyền bá. Sự thống nhất văn hóa ở châu Âu bắt nguồn từ tín ngưỡng chung, Cơ đốc giáo từ thời Trung cổ. Rất lâu trước khi thuật ngữ ‘Châu Âu’ được sử dụng, khu vực này được gọi là ‘vùng đất của đạo Thiên chúa’ (Christendom).

Nếu những trí thức châu Âu di chuyển dễ dàng và với tần suất nhiều chưa từng có, thì những ý tưởng của họ thậm chị còn được phát tán nhanh hơn thế. Qua các báo in và hệ thống bưu chính đã được cải thiện đáng kể, những cuốn sách được quảng bá rộng rãi. Với những nhà trí thức, những chính thể bị chia rẽ và không phối hợp với nhau đã tăng cường sự tư do trí tuệ mà đơn giản là không thể tồn tại ở Trung Quốc hay đế quốc Ottoman.

Kỷ Đại Thịnh Vượng - thời kỳ giàu có của châu Âu bắt đầu

Cộng đồng trí thức châu Âu được tận hưởng cả 2 lợi ích trên: một cộng đồng học thức xuyên quốc gia và một hệ thông cạnh tranh đa quốc gia. Hệ thống này cho ra đời rất nhiều yếu tố văn hóa dẫn đến Kỷ Đại Thịnh Vượng: niềm tin vào quá trình tiến bộ của kinh tế xã hội, sự tôn trọng dành cho những đổi mới khoa học và tri thức, và sự cam kết gắn với Baconian, một tác phẩm của Bacon nói về chương trình nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển kinh tế.

Những yếu tố khác dẫn tới những tiến bộ khoa học

Cần phải lưu ý rằng bên cạnh 2 nguyên nhân chính đã đề cập, những tiến bộ khoa học còn được thúc đẩy nhờ sự xuất hiện của những công cụ tốt hơn. Những công cụ quan trọng nhất bao gồm kính hiển vi, kính thiên văn, phong vũ biểu và nhiệt kế hiện đại. Cải thiện về công cụ trong vật lý, thiên văn học và sinh học đã bác bỏ nhiều quan niệm sai lầm kế thừa từ thời cổ đại.

Một yếu tố nữa cần được nói tới là trong thế kỷ 18 ở châu Âu, tương tác giữa những nhà khoa học thuần túy và công trình của những kỹ sư và thợ cơ khí đã trở nên mạnh mẽ hơn. Sự kết hợp giữa kiến thức mang tính lý thuyết và thực hành đã tạo ra một mô hình xúc tác. Trong một mô hình như vậy, một khi quá trình này khởi động thì nó có thể tự vận động. Theo lớp nghĩa này thì, tăng trưởng dựa trên tri thức là một trong những hiện tượng lịch sử bền bỉ nhất - mặc dù các điều kiện của sự bền bỉ của nó rất phức tạp và đòi hỏi thị trường cạnh tranh và mở cho những ý tưởng.

Sau cùng thì thế giới ngày nay vẫn bao gồm yếu tố cạnh tranh và thị trường cho những ý tưởng mới đang năng động hơn bao giờ hết. Những đổi mới đang diễn ra với tốc độ thậm chí còn nhanh hơn. Nếu coi tiến bộ khoa học công nghệ là một cái cây, thì nhhững thành quả đã đạt được mới chỉ là những ‘quả’ ở dưới thấp, những điều tốt đẹp nhất vẫn còn đang chờ đợi không chỉ châu Âu mà còn cả phần còn lại của thế giới ở phía trước.

Châu Âu đau đầu tìm giải pháp chống gian lận thất nghiệp

K.Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM