Vấn nạn xã hội độc thân của Nhật Bản: Không tìm được người "môn đăng hộ đối", thanh niên thà "sống kí sinh" vào cha mẹ còn hơn

12/12/2019 01:00 AM | Sống

Những lo sợ về tài chính và nhà ở khiến nhiều thanh niên và trung niên Nhật Bản lựa chọn cách sống "ăn bám" bố mẹ thay vì kết hôn.

Để tăng cường tỷ lệ kết hôn tại Nhật Bản, đất nước này đã tổ chức nhiều buổi hội nghị, gặp gỡ giữa những người độc thân để "se duyên". Trong một cuộc trao đổi, những người này đều nói chuyện khá nhỏ và lúng túng về nhu cầu tìm kiếm bạn đời của mình, nhưng điều đáng chú ý nhất là tất cả bọn họ đều có bố mẹ đi cùng.

Một người phụ nữ 38 tuổi từ chối cho biết tên nói rằng, cô không đủ can đảm để tìm kiếm một người bạn đời và rời xa mẹ của mình, người mẹ mà đã cùng cô đến với buổi gặp mai mối này. Cô nói: "Tôi không có nhiều cơ hội tốt để gặp người khác giới. Tại nơi làm việc của tôi, phụ nữ nhiều hơn nam giới."

Vấn nạn xã hội độc thân của Nhật Bản: Không tìm được người môn đăng hộ đối, thanh niên thà sống kí sinh vào cha mẹ còn hơn - Ảnh 1.

Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản đưa ra, một phần tư số người dân có độ tuổi từ 20 đến 49 đang ở tình trạng độc thân. Mặc dù những người này đều bày tỏ mong muốn kết hôn nhưng thái độ xã hội lỗi thời và áp lực kinh tế ngày càng gia tăng đã khiến cho việc này trở nên khó khăn,

Giáo sư xã hội học Masahiro Yamada đến từ Đại học Chuo của Tokyo nói rằng, những người độc thân sống cùng với bố mẹ cho đến khi kết hôn phải chịu áp lực lớn khi muốn tìm bạn đời. Những người này nghĩ rằng thật lãng phí thời gian cho một mối quan hệ với một người không đáp ứng được những điều kiện của mình và họ có thể chờ đợi một người khác tốt hơn.

Mặc dù an toàn tài chính lâu dài được coi là một điều quan trọng, nhưng khó khăn trong việc tìm nhà ở giá rẻ đã làm tăng thêm động lực để những người độc thân quyết định sống cùng với bố mẹ của mình.

Vấn nạn xã hội độc thân của Nhật Bản: Không tìm được người môn đăng hộ đối, thanh niên thà sống kí sinh vào cha mẹ còn hơn - Ảnh 2.

Một người cha 74 tuổi trong cuộc gặp gỡ mai mối đang muốn tìm một cô con dâu phù hợp với cậu con trai 46 tuổi của mình, đã chỉ ra một vấn đề khác:  Sự nhút nhát và thụ động. Ông nói: "Con trai tôi là một người làm kinh doanh. Nó rất giỏi trong việc giao tiếp và đàm phán với khách hàng nhưng lại vô cùng nhát gái."

Bên cạnh đó, ông cũng nói rằng con trai mình quá bận rộn với công việc nên không có thời gian để đi tìm cho mình đối tượng phù hợp. Ông nói thêm rằng con gái lớn của ông đã kết hôn nhưng còn cô con gái út làm bác sĩ hiện đang sống ở Mỹ cũng đang trong tình trạng độc thân ở tuổi 34. Ông nói rằng: "Tôi khá lo lắng cho đứa con gái út vì nghe nói rằng bác sĩ nữ rất khó để tìm được bạn đời phù hợp."

Vấn nạn xã hội độc thân của Nhật Bản: Không tìm được người môn đăng hộ đối, thanh niên thà sống kí sinh vào cha mẹ còn hơn - Ảnh 3.

Phụ nữ Nhật Bản có xu hướng tìm kiếm những người đàn ông có trình độ học vấn và việc làm ổn định, có thu nhập cao hơn họ. Bằng chứng rằng trong buổi gặp gỡ mai mối, một nhóm những người phụ nữ đã tìm đến những người đàn ông có thu nhập cao nhất trong nhóm để trao đổi và trò chuyện.

Ông Masahiro Yamada nói thêm rằng, xã hội độc thân sẽ không thay đổi trừ khi phụ nữ chấp nhận ý tưởng sẽ kết hôn với một người đàn ông có thu nhập thấp hơn mình.

Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa "tham công tiếc việc", điều này có thể khiến mọi người gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời tiềm năng. Nhiều người có thể gặp được vợ hoặc chồng tương lai của mình tại các văn phòng làm việc nhưng sẽ có ít cơ hội đó hơn khi công việc của họ trở nên bấp bênh.

Trong những thập kỉ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Nhật Bản đã xây dựng lại nền kinh tế của mình chủ yếu thông qua các tập đoàn lớn và yêu cầu người lao động phải cống hiến cả đời mình cho công việc. Tuy nhiên, mô hình này đang thay đổi nhanh chóng do tỉ lệ những công việc ổn định suy giảm.

Vấn nạn xã hội độc thân của Nhật Bản: Không tìm được người môn đăng hộ đối, thanh niên thà sống kí sinh vào cha mẹ còn hơn - Ảnh 4.

Kể từ đầu những năm 1990, tỷ lệ nhân viên hợp đồng hoặc thời vụ tăng từ 15% lên khoảng 40% theo thống kê của Bộ Lao động. Mức thu nhập thấp hơn và sự gia tăng số lượng những công việc thiếu ổn định cùng với nỗi sợ sẽ bị sa thải bất cứ lúc nào đã không giúp cho nhiều thanh niên Nhật Bản nghĩ đến chuyện kết hôn và có một gia đình nhỏ của riêng mình.

Theo một nghiên cứu của chính phủ ban hành vào năm 2019, 6 trong số 10 người đàn ông Nhật Bản trong độ tuổi từ 30 đến 24 đã kết hôn vào năm 2017, trong đó chỉ có 22% đàn ông là người làm công việc hợp đồng.

Những người đến tham dự cuộc gặp gỡ mai mối được cho là những người may mắn hơn những người khác vì những đối tượng có thu nhập thấp thậm chí sẽ không nghĩ đến chuyện tham gia buổi gặp mặt này.

Vấn nạn xã hội độc thân của Nhật Bản: Không tìm được người môn đăng hộ đối, thanh niên thà sống kí sinh vào cha mẹ còn hơn - Ảnh 5.

Shoji Wakisaka, người đứng đầu Hiệp hội tổ chức mai mối, cho biết dù không có những dữ liệu cụ thể và chính xác nhưng cũng đã có một số thành công nhất định. Trung bình khoảng 2% người tham gia sẽ tìm được người phối ngẫu.

Một phụ nữ độc thân tại buổi gặp mặt này cho biết đây là một trong những cách hiệu quả dành cho những người muốn kết hôn. Mẹ của cô nói rằng: "Chính xác là vậy, bởi bạn không thể hỏi một người qua đường rằng họ có muốn kết hôn với mình hay không."

Noriko Miyagoshi, một cố vấn hôn nhân tại cuộc gặp mặt, đã lên tiếng kêu gọi những người tham gia hãy tạm gác nỗi lo về tài chính và nghe theo lời mách bảo của trái tim. Cô nói: "Các bạn không nên đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn, tôi hi vọng rằng các bạn có thể chọn được một người mà mình thực sự cảm thấy có thể hòa hợp được."

(Theo SMCP)

Theo Negroni

Cùng chuyên mục
XEM