Tiền của các nhà hảo tâm, sao đề tên Hoài Linh tặng?

27/05/2021 20:20 PM | Xã hội

"Phần lớn (chứ không phải tất cả) những người mà truyền thông ca ngợi về lòng từ thiện đều là những người mang đi cho người khác những thứ mà bản thân họ không làm ra".

Giữa dòng chảy tin tức xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội những ngày qua, chủ đề "nghệ sĩ đi làm từ thiện" mà trong đó nổi bật là câu chuyện chậm giải ngân khoản tiền 14 tỷ đồng hỗ trợ bà con miền Trung của NS Hoài Linh được chú ý nhiều hơn cả.

Trước lùm xùm kéo dài nhiều ngày, dư luận cũng chia ra thành nhiều bên để bày tỏ quan điểm. Có bên cảm thông bảo vệ, bên đối lập thì thẳng thắn lên tiếng chỉ trích gay gắt và cũng có bên thứ 3 ở giữa tỉnh táo để chỉ ra cái chưa đúng của nam nghệ sĩ trong vấn đề "TỪ THIỆN".

Dưới đây, chúng tôi xin phép trích đăng lại bài bình luận của nhà báo Hoàng Hải Vân viết trên trang cá nhân về vấn đề này.

Mở đầu bài sẻ của mình, ông đã trích dẫn lại một đoạn trong cuốn tiểu thuyết Suối Nguồn (The Fountainhead) của Ayd Rand để làm rõ hơn về luận điểm: "Loài người đã được dạy dỗ rằng đức tính tốt đẹp nhất không phải là đạt được một cái gì đó mà là cho đi một cái gì đó. Nhưng một người không thể cho đi những gì mà anh ta không tạo ra. Đầu tiên phải có sáng tạo, sau đó mới là phân phối, nếu không thì chẳng có gì để phân phối cả. Phải có người sáng tạo trước khi có những người hưởng lợi từ sự sáng tạo. 

Thế mà chúng ta lại được dạy dỗ để ngưỡng mộ những kẻ sống thứ sinh - những kẻ phân phát những món quà mà họ không tạo ra; chúng ta được dạy để xếp họ lên trên những người đã sản sinh ra những món quà đó. Chúng ta ca ngợi công việc từ thiện. Nhưng chúng ta lại nhún vai coi khinh những nỗ lực để thành công.

Loài người đã được dạy dỗ rằng mối quan tâm đầu tiên của họ là giúp cho người khác bớt khổ đau. Nhưng khổ đau là một căn bệnh. Chỉ khi có người bị bệnh thì mới cần có người đến để giúp giảm bớt sự đau đớn. 

Còn nếu chúng ta biến việc giảm khổ đau thành phép thử lớn nhất của đức hạnh thì chúng ta đã biến khổ đau thành một thứ quan trọng nhất trong cuộc sống. Do vậy người ta sẽ mong muốn được nhìn thấy những người khác đau khổ - để người ta có thể trở thành người đức hạnh. Đó chính là bản chất của chủ nghĩa vị nhân sinh. 

Trong khi đó, người sáng tạo không quan tâm đến bệnh tật, họ quan tâm đến cuộc sống. Nhưng công việc của người sáng tạo lại giúp loại bỏ hết bệnh này đến bệnh khác, cả bệnh tật của thể xác lẫn bệnh tật của tâm hồn. Thành quả của họ giúp giảm nhẹ khổ đau nhiều hơn bất cứ một người theo chủ nghĩa vị nhân sinh nào có thể làm".

 Tiền của các nhà hảo tâm, sao đề tên Hoài Linh tặng? - Ảnh 1.

NS Hoài Linh cho biết vì tình hình dịch diễn biến phức tạp nên anh đã phải hoãn chuyến đi từ thiện cứu trợ bà con miền Trung. Nhưng lý do này khiến phần lớn dư luận khó cảm thông.

Tiếp nối bài chia sẻ, nhà báo viết: "Chữ "từ thiện"có hàm nghĩa là dùng tiền của người khác để phân phối. Với sự từng trải cũng tương đối lâu năm trên cõi đời này, tôi cảm nhận được rằng phần lớn những người mang những "món quà do chính họ làm ra" để giúp đỡ những người khổ đau đều tự thấy mình như là người có lỗi, nên họ không quan tâm người khác biết đến tấm lòng của họ hay không, trong đó rất nhiều người âm thầm không để ai biết. 

Chính họ mới là những người đáng được ca ngợi, nhưng chúng ta có biết nhiều về họ đâu mà ca ngợi. Phần lớn (chứ không phải tất cả) những người mà truyền thông ca ngợi về lòng từ thiện đều là những người mang đi cho người khác những thứ mà bản thân họ không làm ra. 

Họ được cộng đồng biết ơn, từ biết ơn họ được danh tiếng, cái danh tiếng đó mang lại cho họ rất nhiều lợi lộc. Túm lại là trừ đi môt chút công sức, chút tiền quay phim chụp ảnh và có thể thêm một chút tiền nữa trả cho truyền thông đưa tin, khoản "lãi ròng" từ cái danh tiếng đó mang lại cho họ là rất lớn.

Họ có muốn người khác đau khổ để họ luôn luôn là người có đức hạnh như văn sĩ Ayn Rand bóc phốt hay không thì tôi không dám nói bừa. Nhưng môt cách sòng phẳng tính theo lợi lộc thì chính họ phải biết ơn cuộc đời khốn khổ này chứ không phải cuộc đời khốn khổ này phải biết ơn họ.

Đọc tới đây có người sẽ bảo, nếu nói vậy thì các nghệ sĩ danh tiếng của chúng ta sẽ không ai dám đi làm từ thiện nữa, như vậy thì đồng bào hoạn nạn sẽ bị thiệt. Xin thưa, tôi không quan tâm, vì những món quà của những người làm ra nó vẫn tiếp tục được gửi đến đồng bào khốn khó của mình, một cách trực tiếp hoặc qua những kênh âm thầm đáng tin cậy.

Nhìn tấm hình này, ta thấy nghệ sĩ ưu tú – danh hài Hoài Linh (viết rất đầy đủ) tặng, dù ông ta không có mặt, nhưng những người làm ra món quà đó thì ta không thấy".

 Tiền của các nhà hảo tâm, sao đề tên Hoài Linh tặng? - Ảnh 2.

Bài viết này hiện đang hút hơn 1 nghì lượt like, cùng hàng trăm bình luận, chia sẻ.

PV

Cùng chuyên mục
XEM