Lượng du khách tới Việt Nam sụt giảm 10 tháng liên tiếp

02/04/2015 16:56 PM |

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, lượng khách quốc tế đến nước ta trong quý 1 sụt giảm tới 13,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng lượng du khách tới Việt Nam trong 3 tháng đầu năm ước tính đạt 2 triệu lượt người, cụ thể:

- Khách đến bằng đường hàng không đạt 1,7 triệu lượt người, giảm 8%;

- Khách đến bằng đường bộ đạt 289 nghìn lượt người, giảm 35,8%;

- Khách đến bằng đường biển đạt 18 nghìn lượt người, giảm 36,7%.

Châu Á là khu vực có lượng khách đến Việt Nam đông nhất, đứng thứ 2 là Châu Âu và Châu Mỹ.

Lượng khách du lịch đến Việt Nam theo khu vức ( đơn vị: nghìn người )

Lượng khách du lịch đến Việt Nam theo khu vực ( đơn vị: nghìn người )

Nhìn chung lượng khách du lịch đến nước ta trong quý 1/2015 đều sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trừ Châu Mỹ tăng không đáng kể chưa đến 2%.

Tính riêng các quốc gia, hầu hết các nước ở khu vực Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản sở hữu lượng du khách đến Việt Nam đông nhất. Riêng các nước thuộc Châu Á đã chiếm hơn 1/2 tổng lượng khách tới Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2015.

Tháng 3 này là tháng thứ 10 liên tiếp chứng kiến sự sụt giảm trầm trọng của số lượng khách quốc tế đến Việt Nam, với mức giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2014. Đây là một thống kê đáng báo động. ( Xem thêm tại đây )

Ảnh hưởng từ lượng khách du lịch liên tiếp sụt giảm, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 3 đạt 26,3 nghìn tỷ đồng, giảm 17,3% so với tháng trước. Một số địa phương có doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm mạnh so với tháng trước: Điện Biên (-44,1%), Gia Lai (-18,1%), Hậu Giang (-17,4%), Bình Định (-12,2%).

Bên cạnh đó, doanh thu du lịch lữ hành trong tháng đạt 2 nghìn tỷ đồng, giảm 7,9% so với tháng trước và giảm 29,4% so với cùng kỳ năm trước.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam bắt đầu sụt giảm từ tháng Sáu năm ngoái, sau khi lượng khách Trung Quốc và du khách nói tiếng Hoa giảm do ảnh hưởng của sự kiện biển Đông giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Từ đó đến nay, lượng khách giảm đều đặn mỗi tháng.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, những khó khăn về kinh tế, đồng tiền của một số quốc gia mất giá là nguyên nhân đầu tiên gây ra khó khăn này cùng với những yếu kém tồn tại từ lâu của ngành du lịch là giá tour đắt, điểm đến cũ, quảng bá yếu kém, thủ tục nhập cảnh và điều kiện đi lại khó khăn.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, ngành du lịch nên có những phản ứng tức thì để đối phó thì mới góp phần ngăn chặn đà sụt giảm, trước mắt là cho mùa du lịch vào dịp hè sắp tới và cuối năm nay.

>> Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tụt dốc, vì đâu nên nỗi?

Thái Nam

Nguyễn Trung Anh

Cùng chuyên mục
XEM