Thế hệ 9X đã già rồi, bắt đầu quen dần với việc thức khuya, uống cà phê và chạy trốn khỏi hôn nhân

04/09/2019 11:16 AM | Sống

Đừng cố trốn tránh như một con rùa rụt cổ vì điều này không làm bạn trở nên tốt hơn. Thay đổi sẽ khiến bạn mất đi một thứ gì đó có thể tốt nhưng bù lại sẽ ban tặng cho bạn một thứ khác tốt hơn ban đầu.

Bạn đã từng nghe câu này: "Đôi khi, chạy trốn không đáng để bạn xấu hổ, mà là cách hay để bạn giải quyết vấn đề". Có một vài chuyện khiến người trẻ đau đầu không biết phải xử trí thế nào cho vẹn cả đôi đường. Họ chỉ muốn thoát ra khỏi tiềm thức của mình. Chẳng hạn, khi họ bị thất tình, họ tìm đến rượu để quên sầu, quên người yêu cũ, làm tê liệt não mình bằng rượu. Hoặc công việc quá khổ cực, bạn không muốn làm, hoặc là bạn tắt điện thoại để trốn sếp, hoặc tìm rượu giải sầu. Nhưng liệu trốn chạy có phải là cách tối ưu để giải quyết vấn đề?

Có một quyển sách mang tên "Tại sao chúng ta luôn trốn chạy?" của nhà trị liệu tâm lý người Mỹ Joseph Burgo, tác giả tin rằng để thoát khỏi đau khổ, chúng ta sẽ tự dối lòng mình bằng nhiều cách khác nhau, nhưng những cách này thường tiêu cực và vô dụng.

Bạn có phải là người thường chạy trốn không?

Trong những năm gần đây, độ tuổi 9X được quan tâm nhiều nhất: một số người trẻ  9X đã tìm đến cửa phật và quyết định xuất gia, một số người khác lại cho rằng mình không còn tin vào tình yêu và không màng đến chuyện cưới hỏi và cũng không ít người đã kết hôn nhưng lại li hôn không lâu sau đó. Nhiều bạn trẻ chưa đủ chín chắn, thiếu can đảm để đối mặt với cuộc sống nên họ sẽ chọn cách thoát khỏi nỗi đau để tránh trái tim họ bị tổn thương. Do đó, trong mắt công chúng, 9X là nhóm đặc biệt nhạy cảm và dễ bị tổn thương và khi bạn bị rơi vào tình huống như vậy, bạn chỉ muốn trốn thoát.

Em họ của tôi sinh năm 1996, khi đi chơi cùng bạn trai, cô ấy luôn cố tình giữ khoảng cách. Bởi vì em tôi sợ phải tiếp xúc với các mối quan hệ thân mật đến khi bị "đá" sẽ rất khủng hoảng và hụt hẫng. Dù trong công việc hay cuộc sống, khi cô gặp rắc rối, phản ứng đầu tiên của cô là xử lý các mối quan hệ xấu và sợ gây rắc rối cho người khác nên khước từ mọi sự giúp đỡ bên ngoài. Vì việc hay trốn chạy, cô đã bỏ lỡ nhiều người quan trọng trong cuộc đời mình.

Có những trường hợp tương tự trong cuốn sách. Chẳng hạn, một cô gái, cha mẹ li hôn khi cô còn rất nhỏ, không có tình yêu và sự quan tâm trong gia đình mới và thậm chí còn bị hiếp dâm. Để thoát khỏi nỗi sợ hãi trong lòng, cô chọn cách ăn uống nhiều đến mức nôn mửa để quên đi cảm giác bị hành hạ. Một ví dụ khác, có một chàng trai không muốn đối mặt với cuộc sống sau khi kết hôn nên trước giờ cử hành hôn lễ, anh đã không từ mà biệt. Trước thực tế bất hạnh, áp lực xã hội và lo lắng về các mối quan hệ, những người trẻ này đã chọn cách trốn thoát và tự lừa dối chính bản thân mình.

Trốn tránh đồng nghĩa với sự sợ hãi khó khăn, thờ ơ với cuộc đời của chính mình. Họ dường như không muốn yêu cầu bất cứ điều gì và họ có thái độ thờ ơ với mọi thứ.

Nhưng nếu suy xét kĩ thì họ thực sự quan tâm đến quan điểm và sự phán xét của người khác về bản thân mình. Họ muốn nhưng hay viện cớ. Họ rõ ràng rất thích một món đồ nhưng khi họ không có được món đồ yêu thích, họ nhẹ nhàng tặc lưỡi và bảo :"Dù sao tôi cũng không cần". Đây là một cơ chế bảo vệ tâm lý tương tự như câu chuyện con cáo và chùm nho xanh, con cáo không thể ăn nho trên cây và tự lừa dối mình với lý do nho bị chua, để đạt được sự cân bằng bên trong lòng nó, để nó bớt đau khổ khi không lấy được chùm nho.

Có một điểm rất sắc nét trong "Tại sao chúng ta luôn trốn chạy?":

Trốn chạy là phụ thuộc. Mỗi khi bạn trốn  thành công thì bạn tạm thời tránh được cảm giác đau đớn, tâm trí và cơ thể của bạn sẽ được an ủi và thư giãn trong thời gian này. Lần sau, khi có một tình huống tương tự, bạn sẽ nghĩ ngay đến việc trốn chạy vì bạn tin cách này là tốt nhất.

Do đó, chúng ta phải hiểu rằng khi bạn trốn tránh nỗi sợ hãi và lo lắng, bạn sẽ càng sợ hãi và lo lắng hơn vào lần tiếp theo. Vấn đề sẽ không những không được giải quyết, mà bạn sẽ bị giam trong một vòng luẩn quẩn không thể tìm được đường ra.

Thế hệ 9X đã già rồi, bắt đầu quen dần với việc thức khuya, uống cà phê và chạy trốn khỏi hôn nhân - Ảnh 1.

Tại sao trốn chạy là tiêu cực và vô dụng?

Bản chất của việc trốn chạy là một cơ chế bảo vệ tâm lý, điều này là vô thức. Mục đích chính là khiến bạn cảm thấy không đau khổ và loại trừ những điều bạn không thể chịu đựng được. Trong nhiều trường hợp, chúng là tiêu cực và vô dụng. Joseph đưa ra rất chi tiết một số cơ chế bảo vệ tâm lý trong cuốn sách và cho thấy ba cơ chế con người hay áp dụng:

Cơ chế bảo vệ tâm lý phổ biến nhất là "đàn áp". Nếu bạn nghĩ về điều gì đó làm phiền bạn đến mức bạn không thể chịu nổi, vậy bạn có sẵn sàng nghĩ về nó lần nữa không? Hầu hết mọi người trong tiềm thức nói với bản thân rằng nếu tôi không nghĩ về điều đó, tôi sẽ không đau khổ.

Tôi có một người bạn đã sử dụng tiền tiết kiệm của mình để chơi game ngoài tiệm net. Vừa tiết kiệm tiền nhưng cô lại lấy tiền đó để chơi game. Kết quả là, tiền để dành không còn, tiền chơi game lại không có. Cô như người mất hồn vì game đã ăn vào máu cô. Để làm cho bản thân tốt hơn, cô chọn cách không nghĩ về điều đó và cố gắng kìm nén sự lo sợ của mình.

Những thứ bị đè nén vào tiềm thức chưa bao giờ biến mất, chúng vẫn luôn tồn tại và chúng sẽ ảnh hưởng đến hành vi của mọi người thông qua những cách vô thức. Người bạn này có thể kìm nén cảm xúc của mình, nhưng cuộc sống đã bắt đầu trở nên tồi tệ và mất trật tự, ngày nào cô cũng ăn mì thay cơm khi không có quá nhiều tâm tư cũng khiến cô bận lòng. Trốn chạy được một lúc cũng khá đấy, nhưng bạn có thể trốn tránh cả đời được không?

Ngoài ra, một cơ chế bảo vệ tâm lý cũng rất phổ biến, đó là "trút giận".

Mục đích chính của những người áp dụng cơ chế "trút giận" để thoát khỏi nỗi đau. Bằng cách này, họ chống lại sự bất hạnh bên trong và trút cảm xúc của mình cho người khác.

Ví dụ, nếu chồng bạn đi làm về, bạn chỉ đang xem TV. Anh ấy yêu cầu bạn lấy hộ đôi dép hay cái gì đó. Nhưng khổ nỗi bạn không nghe kịp hay như thế nào, bạn không lấy thì anh ấy bắt đầu phàn nàn. Lúc này, bạn sẽ nói: " Anh bất bình có bằng tôi không? Ở nhà chắc tôi ngồi không hay sao?"

Vì vậy, anh trở nên tức giận và trút mọi lời phàn nàn và bất hạnh của ông chủ vào công việc hôm nay: "Tôi cực khổ làm việc là vì ai? Nói vài lời cũng không được nữa sao?"

Mặc dù loại cơ chế này có thể mang đến một sự giải thoát cho trái tim của một người, nhưng chắc chắn sẽ làm tổn thương bạn bè và gia đình gần gũi với bạn.

Cơ chế bảo vệ tâm lý phổ biến thứ ba là "phân liệt". So với các cơ chế bảo vệ tâm lý khác, sự phân liệt là khó phát hiện nhất. Có một ví dụ điển hình trong cuốn sách:

Khi Tiểu Mĩ và bạn trai ở bên nhau, họ cảm thấy rằng họ yêu nhau rất nhiều. Mặc dù cô cảm thấy hạnh phúc nhưng trong lòng cô vẫn có những nghi ngờ và không biết liệu mình có lựa chọn đúng hay không.

Khi ở bên bạn trai, bất cứ khi nào cô ấy cảm thấy tức giận hoặc thất vọng, cô ấy lại nghĩ mình đã quyết định sai, sau đó cô ấy bỏ bạn trai của mình và liên lạc với đối tượng mà cô ấy từ chối trước đó.

Vấn đề của Tiểu Mĩ là cô không thể nói cho anh bạn trai biết, vì anh ta chắc chắn sẽ khó chịu hoặc đánh cô ấy. Chỉ cần cô ấy cảm thấy tức giận hoặc thất vọng, cô ấy sẽ nghi ngờ gốc rễ của mối quan hệ hiện tại.

Cô lý tưởng hóa tình yêu của mình là một trạng thái hoàn hảo, không chấp nhận những cảm xúc phức tạp khác và chống lại ngay khi cô cảm nhận được nó.

Theo quan điểm của Joseph, đây là một loại "suy nghĩ không trắng thì đen". Nó đặt mọi thứ ở cực điểm tốt đến cực xấu và trong các mối quan hệ quan trọng, nó đi kèm với những thay đổi cảm xúc cực kỳ tích cực đến hoàn toàn tiêu cực. Nó sẽ khiến một người có sự biến động rất lớn trong nhận thức của người khác, từ thiên đường đến địa ngục chỉ sau một đêm.

Thế hệ 9X đã già rồi, bắt đầu quen dần với việc thức khuya, uống cà phê và chạy trốn khỏi hôn nhân - Ảnh 2.

Không chạy trốn, hãy kiên cường và sống tích cực hơn

Joseph tin rằng mọi người phải tự nhận thức khi họ sống và dù cho ai đó cho rằng sự tự nhận thức này là nhỏ và tiến bộ mờ nhạt nhưng đó cũng đem lại có giá trị cho bản thân người đó.

Để được tư vấn về cách nói lời tạm biệt để trốn chạy, có hai gợi ý trong cuốn sách để bạn tham khảo:

Trước hết, chúng ta phải có can đảm để sống một cuộc sống tích cực. Tất cả có thể bắt đầu bằng cách nhận ra những gì mà bạn cho rằng không thể. Chỉ khi bạn hoàn toàn hiểu bản thân và hiểu cơ chế bảo vệ tâm lý của chính mình, bạn mới có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn của sự trốn tránh và phát triển hơn. Thứ hai, trước áp lực, đừng trốn tránh, phải đối mặt và thay đổi.

Trong quá trình thay đổi, bạn có thể có một sức đề kháng mạnh mẽ. Bạn có thể sợ hãi, lo âu hoặc ghê tởm, nhưng nếu bạn can đảm và kiên trì, bạn sẽ vượt qua.

Tôi có một người bạn tốt làm trợ lý tổng giám đốc trong một công ty.

Mặc dù công việc cơ bản được thực hiện tốt, nhưng những công việc sếp giao, cô ấy hoàn thành không tốt lắm. Cô ấy nói với tôi rằng cô ấy không giỏi toán. Cô rất ngán môn toán khi còn trên ghế nhà trường. Trước những báo cáo, cô ấy rất khó chịu và mất tập trung. Vì trong lòng rất ghét tính toán nên tiến độ công việc luôn chậm. Tôi có thể cảm thấy rằng khi đối mặt với áp lực và thử thách, tiềm thức cô ấy thích trở thành một đứa trẻ mãi mãi thay vì chủ động thay đổi và thích nghi. Vì vậy, cô ấy thích tất cả các công việc mà bản thân đã quen thuộc và nếu có sự việc ngoài ý muốn xảy ra sẽ gây cho cô cảm giác bực bội và khó xử.

May mắn thay, sau khi bị ông chủ góp ý hết lần này đến lần khác, cô dần nhận ra cái giá mình phải trả cho sự thụ động của mình. Vì vậy,  quyết tâm làm một cái gì đó đã thôi thúc cô thoát khỏi sự  lảng tránh và vô tình với công việc.

Quá trình này không bao giờ dễ dàng cả. Có câu: "Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời". Nhiều lần, cô muốn từ bỏ và tìm lý do mới để trốn thoát.Tuy nhiên, khi cô mở lòng chấp nhận sự thay đổi và những thiếu sót của chính mình, cô bắt đầu học phần mềm tài chính mới và đăng ký khóa học kế toán. Sau đó, công việc bắt đầu trở nên suôn sẻ và lương của cô cũng nhảy lên nấc cao hơn. Thay đổi có thể khiến bạn mất đi một thứ gì đó có thể tốt nhưng đó sẽ ban tặng cho bạn một thứ khác tốt hơn ban đầu.

Bạn có thể có sự nhạy cảm sâu sắc, nhưng đừng lo lắng về việc bị choáng ngợp bởi nó, và tin rằng những cảm xúc này sẽ mang lại cho cuộc sống và các mối quan hệ nhiều ý nghĩa hơn.

Mặc dù bạn không hài lòng 100% với bản thân, nhưng bạn tin chắc rằng bạn là một người có giá trị.

Mọi người đều lớn lên và gặp những điều và những người có thể họ không muốn gặp và muốn trốn tránh để không phải khó xử. Nếu bạn sẵn sàng mở lòng, hãy đối mặt với cuộc sống. Có lẽ bạn sẽ có được một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc hơn.

Đối với những người bình thường, chúng ta không có cách nào để chọn điểm bắt đầu của cuộc sống và chúng ta không thể sống một cuộc sống mà không phải lo lắng.

Tuy nhiên, chúng ta có thể chọn cách để làm bản thân tốt hơn.

Để làm được điều này, hãy nói lời tạm biệt hai chữ trốn tránh.

Tịnh Kỳ

Cùng chuyên mục
XEM