"Thà bán sớm còn hơn chết muộn", không ai hiểu điều này hơn Yahoo!

26/07/2016 15:36 PM | Kinh doanh

Bán quá sớm thì chủ doanh nghiệp sợ lỗ hoặc vẫn cho rằng họ có thể hoạt động tiếp. Bán quá muộn thì mức giá đã xuống quá thấp và ai cũng cười chê sự ngu ngốc ngạo mạn của chủ công ty.

Trong nhiều thương vụ, các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp thường xót xa khi quyết định bán công ty với giá thấp hơn mức đề nghị thời hoàng kim. Đây là chuyện quá thông thường trong kinh doanh.

Bán quá sớm thì chủ doanh nghiệp sợ lỗ hoặc vẫn cho rằng họ có thể hoạt động tiếp. Bán quá muộn thì mức giá đã xuống quá thấp và ai cũng cười chê sự ngu ngốc ngạo mạn của chủ công ty.

Thương vụ mới đây của Yahoo là một ví dụ điển hình. Tập đoàn công nghệ lớn này đã từng có mức vốn hóa thị trường đạt 125 tỷ USD vào thời kỳ đỉnh cao năm 2000 và thậm chí đã từ chối đề nghị mua lại 44,6 tỷ USD của Microsoft vào năm 2008. Thời điểm đó, các cổ đông của Yahoo cho rằng mức giá trên chưa xứng đáng với Yahoo.

Trớ trêu thay, ngày 25/7 vừa qua, Yahoo đã quyết định bán mình cho Verizon với giá 4,8 tỷ USD, một mức giá thấp không tưởng so với lời đề nghị của Microsoft vào năm 2008.

Một trường hợp khác không kém cạnh là Groupon khi những nhà sáng lập công ty đánh giá quá cao giá trị công ty. Doanh nghiệp này đã từ chối lời đề nghị 6 tỷ USD mua lại của Google vào năm 2010 khi CEO Andrew Mason của hãng tự tin tuyên bố họ là công ty tốt nhất thế giới với tờ Wall Street Journal.

Sau đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2011, tổng mức vốn hóa thị trường của Groupon chỉ đạt 2,2 tỷ USD, thấp hơn gấp 3 lần mức giá đề nghị của Google.

Về phía ngược lại, việc tìm ví dụ cho những công ty quyết định bán quá sớm là khá khó khăn bởi các chuyên gia không thể xác định doanh nghiệp đó có thực sự làm ăn tốt hơn nếu không bán sớm hay không.

Hãy xem xét trường hợp của Paypal khi bán cho Ebay vào năm 2002 với giá 1,2 tỷ USD. Việc Ebay kinh doanh thua lỗ tại nhiều thị trường trong khi doanh thu của Paypal tăng mạnh khiến nhiều chuyên gia cho rằng hãng này đã bán mình quá sớm.

Tuy nhiên, những ý kiến trên chỉ là dự đoán và chẳng ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu Paypal từ chối đề nghị của Ebay.

Trớ trêu hơn, thậm chí khi nhà sáng lập bán startup của mình đúng thời điểm thì chứ chắc đây đã là quyết định sáng suốt. Ông Markus Persson đã bán hãng Mojang, nhà sản xuất trò chơi Minecraft cho Microsoft với giá 2,5 tỷ USD nhưng nhanh chóng nhận ra cuộc sống thật vô vị khi không còn mục tiêu làm việc.

Dẫu vậy, những công ty lớn như Yahoo không có cái gọi là lý tưởng cuộc sống hay ước mơ làm việc như những nhà sáng lập startup nhỏ. Vì vậy bán được bao nhiều tiền mới là điều các cổ đông quan tâm và rõ ràng mức giá 4,8 tỷ USD đang khiến nhiều chuyên gia “cười nhạo” Yahoo.

Trái ngược lại với Yahoo, hãng LinkedIn sau khi nhạn ra thị trường ngày càng cạnh tranh khó khăn còn giá cổ phiếu giảm đã không ngần ngại chấp nhận bán mình cho Microsoft với giá 26,2 tỷ USD thay vì tiếp tục tự doanh.

Năm 2013, CEO Evan Spiegel của Snapchat đã từ chối lời đề nghị 3 tỷ USD mua lại từ Facebook và nhiều chuyên gia cho rằng vị giám đốc này bị ảnh hưởng bởi ví dụ từ chối 1 tỷ USD của CEO Mark Zuckerberg với Yahoo vào năm 2006. Dẫu vậy, quyết định này chưa chắc đã khôn ngoan khi có một ví dụ rành rành như Yahoo.

Hoàng Nam

Cùng chuyên mục
XEM