Google là thương hiệu đắt giá nhất thế giới

27/05/2014 08:00 AM |

Top 10 thương hiệu phổ biến nhất ở Mỹ, châu Âu và Anh đã tăng trưởng mạnh mẽ trong khi rất nhiều thương hiệu từ các thị trường mới nổi lâm vào cảnh chật vật.

Những thương hiệu “quyến rũ nhất” trong năm 2014 thuộc về những cái tên lớn trong ngành thời trang cao cấp như Gucci và Prada, trong khi thương hiệu “vui vẻ nhất” là Facebook và nhà bán lẻ quần áo H&M.

Đây là kết quả được trích dẫn từ BrandZ – bảng xếp hạng top 100 thương hiệu phổ biến nhất trên thế giới. Theo Millward Brown Optimor, công ty soạn thảo nên bảng xếp hạng này, thứ hạng năm nay phản ánh các nước phát triển đang hồi phục từ khủng hoảng tài chính và niềm tin đang trở lại với người tiêu dùng.

Top 10 thương hiệu phổ biến nhất ở Mỹ, châu Âu và Anh đã tăng trưởng mạnh mẽ trong khi rất nhiều thương hiệu từ các thị trường mới nổi lâm vào cảnh chật vật. Không có thương hiệu nào từ Ấn Độ và chỉ có duy nhất 1 thương hiệu từ châu Phi lọt vào bảng xếp hạng năm nay. Số thương hiệu từ Trung Quốc cũng sụt giảm so với năm 2013. 

Niềm tin tiêu dùng đang quay trở lại và các thương hiệu lớn đã khai thác điều này. Họ học được nhiều điều từ thời kỳ khủng hoảng và giờ đây nghĩ tới khách hàng nhiều hơn. 

Theo Steve Wilkinson, chuyên gia phụ trách thị trường Anh và Ireland của Ernst & Young, các công ty sản xuất hàng tiêu dùng đã dẫn đầu trong suốt 5 năm qua. Tuy nhiên, năm 2013 chứng kiến sự dịch chuyển lớn mang tính kiến tạo. Các nhãn hiệu nhận thức được rằng thị trường mới nổi biến đổi rất mạnh. 

Tổng cộng, giá trị của top 100 tăng 12% so với năm ngoài, từ 2.600 lên 2.900 tỷ USD. Đây cũng là tốc độ tăng trưởng lớn nhất từ trước đến nay. Chỉ 18 trong số 100 nhãn hiệu bị giảm giá trị, trong khi năm 2006 con số là 30 và trong suốt thời kỳ suy thoái kinh tế, con số trung bình là 38.

Có những cái tên lần đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng như Twitter hay Paypal. Tuy nhiên, các công ty này đã có “sức mạnh thương hiệu” cao gấp 2,5 lần so với một công ty trung bình. 

Elspeth Cheung (đến từ Millward Brown Optimor) cho rằng xu hướng là những nhãn hiệu này đang trở thành một phần của cuộc sống thường ngày. Và, do các nhãn hiệu phương Tây đang quay trở lại, toàn cầu hóa cũng là một xu hướng khác,

Đứng đầu bảng xếp hạng vẫn là những cái tên quen thuộc. Mặc dù có sự dịch chuyển về giá trị thương hiệu, các công ty công nghệ chiếm ưu thế trong top 10. Google quay trở lại với vị trí nhãn hiệu toàn cầu có giá trị cao nhất (159 tỷ USD). Google vẫn giữ vị trí số một từ năm 2007 đến 2010 nhưng tụt xuống thứ hai hoặc thứ ba trong thời kỳ từ 2010 đến 2013.

Giá trị thương hiệu của Apple giảm 20% so với năm ngoái, xuống còn 148 tỷ USD. 

Các mạng xã hội cũng thu hút được sự chú ý với Twitter xếp thứ 71 (13,8 tỷ USD) và Linkedln xếp thứ 78 (12,4 tỷ USD). Tencent của Trung Quốc và thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất sau khi tăng tới 97% trong năm 2013. Theo sau là Facebook với mức tăng trưởng 68%. 

Ngành tài chính có nhiều thương hiệu hơn nhưng chỉ có tổng giá trị thương hiệu đạt 584 tỷ USD. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các ngân hàng toàn cầu thu được kết quả không mấy khả quan. 

Người tiêu dùng cũng đặt khá nhiều niềm tin vào Samsung với nhận xét Samsung có những sản phẩm tốt ở mức giá hợp lý. 

Thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2006 là chuỗi cửa hàng ăn nhanh Subway. Giá trị thương hiệu của Subway đã tăng hơn 7.000% trong thời kỳ này.

Microsoft cũng nhận được những đánh giá tích cực bởi người tiêu dùng nhận thấy công ty không chỉ hoạt động vì lợi nhuận. Công việc từ thiện của quỹ Bill and Melinda Gates đã đóng góp không nhỏ cho giá trị thương hiệu. 

Thiên Bình

huongnt

Cùng chuyên mục
XEM