Soi những 'khối sắt di động' từng làm nên lịch sử huy hoàng của đường sắt Việt Nam

24/11/2023 09:40 AM | Sống

Hiện nay ngành đường sắt Việt Nam đang sở hữu hàng trăm chiếc đầu máy xe lửa nhiều chủng loại, trong đó đa phần đều đã cũ, có công suất và tốc độ rất thấp, hết niên hạn sử dụng.

Theo thống kê của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), trong số hàng trăm đầu máy, hiện đơn vị có hàng chục đầu máy trên 40 năm tuổi, nhiều đầu máy quá hạn sử dụng đã đưa về tập kết trong khuôn viên các nhà máy xe lửa.

Đầu máy này được thiết kế tương tự như loại đầu máy U8B ở Hoa Kỳ. Hiện nay, loại đầu máy giống như D9E vẫn còn được sử dụng, hoạt động ở một vài tuyến đường sắt điển hình như New Zealand và Philippines. Hiện nay, những đầu máy D9E đang được dùng để dồn toa ở các ga: Ga Vinh, Ga Sài Gòn, Ga Yên Viên, và Ga Đà Nẵng.

Theo thống kê từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, tại thời điểm 31/12/2022, các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đang khai thác tổng cộng 258 đầu máy, 980 toa xe khách và 4.318 toa xe hàng. Tuy nhiên, số liệu tính toán đến ngày 31/12/2025, các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đường sắt sẽ phải dừng hoạt động khoảng 114 đầu máy, 1.472 toa xe hàng và 168 toa xe khách

Bảng kê số lượng đầu máy, toa xe hết niên hạn sử dụng đến năm 2050 cho thấy, trong 27 năm tới số đầu máy của đường sắt Việt Nam giảm từ 258 đầu máy chỉ còn 20 đầu máy.

Bộ GTVT cũng chỉ rõ, nếu đầu tư ngay tại thời điểm này, toàn bộ đầu máy, toa xe sẽ phải đầu tư loại sử dụng động cơ diesel, do hạ tầng chưa được điện khí hóa; đầu máy sử dụng năng lượng xanh đang ở giai đoạn thử nghiệm.

Đặc biệt, theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đến năm 2050: Chuyển đổi 100% đầu máy, toa xe phát điện đường sắt sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tổng hợp (không phát thải khí nhà kính). Như vậy, toàn bộ các đầu máy, toa xe hiện có và đầu tư mới đều phải dừng hoạt động và thay thế mới toàn bộ trước năm 2050.

Việt Linh

Theo Việt Linh

Cùng chuyên mục
XEM