Số phận những người sống hàng thập niên tại Nhật nhưng chẳng được đối xử như một công dân

27/12/2019 09:17 AM | Xã hội

Có những người sống hàng chục năm tại Nhật, nói tiếng Nhật và hành xử như người Nhật, nhưng họ không phải công dân Nhật Bản.

Trong rất nhiều thập niên, Nhật Bản đã cố gắng nâng cao tinh thần dân tộc và hạn chế số lượng người nhập cư bất chấp dân số già hóa nhanh. Chủ nghĩa dân tộc và tinh thần tự tôn khiến người Nhật dù vô cùng lịch sự nhưng cũng rất kiêu ngạo về nguồn gốc, văn hóa của đất nước mình.

Tuy nhiên, với áp lực thiếu lao động và ngày càng nhiều người nhập cư tràn vào Nhật Bản, rất nhiều công dân của nước này trông giống người nước ngoài hơn là dân bản địa, tạo nên sự trớ trêu cho chủ nghĩa dân tộc vốn đã tồn tại rất nhiều năm ở xứ sở hoa anh đào.

Anh Johnny (đã được đổi tên) là một công dân Thổ Nhĩ Kỳ nhưng sống tại Nhật Bản từ năm 8 tuổi. Anh nói tiếng Nhật chả khác gì người bản địa, thậm chí có cuộc sống cũng tương đồng như bao người Nhật Bản khác.

Số phận những người sống hàng thập niên tại Nhật nhưng chẳng được đối xử như một công dân - Ảnh 1.

Rất nhiều người nước ngoài sống hàng thập niên tại Nhật bức xúc vì không được chính phủ công nhận

Dẫu vậy, anh Johnny vẫn không được chính quyền Tokyo công nhận là người Nhật Bản dù đã sống tại quốc gia này 13 năm. Giờ đây khi muốn lấy vợ, anh Johnny gặp phải rất nhiều rắc rối vì không chứng minh được quốc tịch của mình. Bản thân anh không muốn lấy quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ do là người tị nạn từ bé tại Nhật và chính anh cũng cảm thấy mình là một người Nhật hơn là người Thổ.

Câu chuyện của anh Johnny chỉ là 1 trong số 2,3 triệu người nhập cư hợp pháp đang sinh sống tại Nhật Bản. Dù đã sống nhiều năm, thậm chí có người còn được sinh ra trên đất Nhật nhưng việc nhập tích lại vô cùng khó khăn. Số lượng người nhập cư vào Nhật đã tăng 37% trong khoảng 2000-2017 nhưng chính quyền Tokyo vẫn đang đau đầu định hình thế nào mới là công dân Nhật.

Trong suốt nhiều thập niên, Nhật Bản đã duy trì chính sách hạn chế người nhập cư nhằm bảo tồn văn hóa và tính thống nhất trong xã hội. Đối với các chính trị gia, việc trở thành một người Nhật không chỉ là nói thành thạo ngôn ngữ của họ mà còn bao gồm rất nhiều thứ, từ văn hóa cho đến cách hành xử. Là một người Nhật Bản, bạn phải ăn nói nhỏ nhẹ nơi công cộng, tuân thủ quy định phân loại rác thải, ăn uống theo đúng kiểu Nhật và vô vàn những phép tắc khắc.

Rất nhiều người Nhật cho biết cuộc sống của họ có một văn hóa riêng mà những người nước ngoài muốn nhập tịch khó lòng bắt chước. Bởi vậy một bộ phận cộng đồng Nhật Bản không muốn nhập tịch cho người nước ngoài vì lo sợ họ sẽ phá hoại bản sắc vốn có của công dân địa phương.

Dẫu vậy khi số lượng người nhập cư vào Nhật Bản ngày càng tăng và sự thích ứng ngày một nhiều, việc định hình thế nào là công dân Nhật đang ngày càng bị lu mờ.

Số phận những người sống hàng thập niên tại Nhật nhưng chẳng được đối xử như một công dân - Ảnh 2.

Nói tiếng Nhật đã khó, trở thành người Nhật còn khó hơn

Quay trở lại trường hợp của anh Johnny, gia đình anh ăn uống và hành xử chả khác nào người Nhật. Thứ duy nhất khiến họ bị phân biệt chẳng qua là vẻ bề ngoài. Mặc dù Nhật Bản đã ký kết hiệp định tị nạn với Liên Hiệp Quốc vào năm 1981 nhưng chính quyền Tokyo lại khá khắt khe trong việc chấp nhận người nước ngoài.

Năm 2018, hơn 10.000 đơn xin tị nạn đã được nộp cho chính phủ Nhật Bản nhưng chỉ có 42 đơn được chấp nhận. Con số này hoàn toàn trái ngược với những cường quốc kinh tế khác. Ví dụ dù Tổng thống Mỹ Donald Trump là nhà lãnh đạo bài ngoại nhưng vẫn chấp nhận 1/3 trong tổng số 67.067 đơn xin tị nạn ở Mỹ. Tại Canada, phần lớn số đơn xin tị nạn được chấp thuận.

Một ví dụ khác là cuộc khủng hoảng di cư năm 2018-2019 khi hàng nghìn người bỏ chạy sang Anh-Canada, Pháp, Đức hay thậm chí Mỹ thì Nhật Bản lại chỉ nhận có 22 người.

Hệ quả là giờ đây Nhật Bản có vô vàn những gia đình người nước ngoài đã đặt chân lên đất Nhật nhưng không được cấp quốc tịch. Họ phải sống vất vưởng, không có bảo hiểm, không được ký hợp đồng lao động chính đáng và cũng chẳng thể rời khỏi Nhật Bản.

"Người Nhật sẽ không đối xử với bạn như một con người"

Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe đã từng tuyên bố sẽ nhập khẩu thêm khoảng 350.000 lao động trước tình hình dân số già hóa. Con số này không hề tính đến những người nước ngoài tị nạn đang sống trên đất Nhật mà chưa được nhập tịch. Nói cách khác, Nhật Bản đang ngày càng nhập khẩu nhiều người nước ngoài, theo đường lao động hay tị nạn và sớm muộn điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến xã hội.

Tính đến cuối năm 2018, Nhật Bản đã có khoảng 2,73 triệu lao động hợp pháp đang sinh sống và làm việc trên đất Nhật và tiếp tục tăng lên hàng tháng.

Số phận những người sống hàng thập niên tại Nhật nhưng chẳng được đối xử như một công dân - Ảnh 3.

Nhật Bản là miền đất hứa cho vô vàn người nước ngoài, nhưng nó cũng bao hàm nhiều rủi ro

Tại thị trấn Odaka, nơi gần nhà máy nguyên tử Fukushima bị rò rỉ phóng xạ sau trận động đất 2011, phần lớn cư dân địa phương đã rời đi và nơi đây chỉ còn những người nước ngoài sinh sống. Hầu hết trong số họ là những lao động chấp nhận làm công việc dọn dẹp nhà máy hạt nhân, điều mà chẳng người Nhật nào muốn động vào. Những lao động này đến từ nhiều khu vực như Châu Phi, Trung Đông, Nam Á…

Cô Sachie Matsumoto, một cư dân lâu năm còn bám trụ lại với Odaka cho biết mình khá lo sợ tình trạng lao động nước ngoài ngày càng đông tại đây. Không chỉ liên quan đến vấn đề văn hóa mà còn là an ninh khu vực.

"Tôi sợ bọn họ. Tôi chẳng thể giao tiếp được với họ", cô Matsumoto nói.

Mặc dù Odaka chưa có bất kỳ một vụ án hay sự việc nào xảy ra nhưng cô Matsumoto vẫn cho lắp camera an ninh trước cửa nhà. Đây cũng là động thái chung của người dân Nhật trong vùng. Họ e dè và sợ hãi trước những lao động nước ngoài đang tràn vào quê hương mình, mặc dù chính những lao động này đang phải mạo hiểm cả tính mạng đến dọn dẹp phóng xạ cho người dân Nhật.

Bất chấp sự e dè của cộng động bản địa, ngày càng nhiều người nước ngoài tràn vào Nhật Bản theo cách này hay cách khác. Đây là hiện tượng chung trên thế giới trong vài năm trở lại đây khi làn sóng di cư dù theo đường lao động hay tị nạn ngày càng tăng hướng đến những nước phát triển.

Tại vùng Kawaguchi, nơi anh Johnny sống, số lượng người nước ngoài tăng lên từng tháng và hiện đã có khoảng 35.000 người sống trong vùng, tương đương 6% tổng dân số khu vực. Thị trường Nobuo Okuno của Kawaguchi thường xuyên nhận được những lời phàn nàn của người dân bản địa về tình trạng người nước ngoài vứt rác không theo quy định, như phân loại rác sai hoặc không vứt rác theo đúng ngày được chỉ định. Việc tụ tập theo nhóm và to tiếng cũng làm phiền người dân nơi đây nhưng thị trưởng Okuno cho rằng dần dần những người nước ngoài sẽ quen với văn hóa Nhật Bản.

Sự bào chữa của thị trưởng Okuno là có cơ sở khi kinh tế vùng Kawagushi phụ thuộc rất lớn vào các lao động nước ngoài làm trong những nhà máy và bệnh viện của khu vực. Đó là chưa kể đến tình trạng giản dân số do lão hóa khiến Kawaguchi thực sự cần thêm nhân lực và người nước ngoài là một giải pháp khá ổn. Thị trưởng Okuno đã quyết định cấp 6 triệu USD mỗi năm nhằm chăm sóc sức khỏe cho những đứa trẻ ngoại quốc được sinh ra tại Kawaguchi, qua đó duy trì dân số và sức lao động trong vùng.

Số phận những người sống hàng thập niên tại Nhật nhưng chẳng được đối xử như một công dân - Ảnh 4.

Số lao động nước ngoài hợp pháp tại Nhật tăng mạnh trong những năm gần đây (triệu người)

Trái ngược lại với quan điểm của Okuno, chính quyền Tokyo đối xử với người nước ngoài khá khăt khe. Với trưởng hợp của Johnny, anh được chấp nhận vào học đại học nhưng rôi bị đuổi do gặp rắc rối về quốc tịch. Giờ đây Johnny phải theo học nghề làm thợ máy nhưng kể cả khi tốt nghoeepj, anh cũng chẳng thế ký được hợp đồng lao động do chưa phải là công dân hợp pháp tại Nhật.

Ngay cả gia đình Johnny cũng vậy, họ phải làm việc mà không có hợp đồng trong các công trường xây dựng để mưu sinh qua ngày. Chú của Johnny là người duy nhất trong cả gia đình được làm việc hợp pháp bởi ông cưới một phụ nữ Nhật Bản và được phép ký hợp đồng lao động.

Mặc dù vậy, chú của Johnny cũng cảm thấy ngao ngán khi kể về những trường hợp người nước ngoài nhập cư tại Nhật gọi xe cứu thương nhưng nhân viên bệnh viện từ chối đến bởi họ không phải công dân Nhật chính thức cũng chẳng phải lao động có thị thực.

"Chẳng quan trọng bạn đã sinh sống ở đây nhiều thập niên, chẳng quan trọng bạn chưa bao giờ làm gì phạm pháp, chẳng quan trọng bạn không gây rắc rối gì cho xã hội, người Nhật vẫn sẽ không đối xử với bạn như một con người", chú của Johnny ngậm ngùi nói.

AB

Cùng chuyên mục
XEM