Rút ra khỏi TPP sẽ gây tổn thương cho chính nước Mỹ và tạo khoảng trống cho Nga và Trung Quốc "lên ngôi"?

28/11/2016 13:43 PM | Xã hội

Việc Mỹ rút khỏi TPP đã vô tình mở đường cho Nga và Trung Quốc nắm vị trí chủ chốt trong khu vực Thái Bình Dương.

Quyết định rời TPP của ông Trump đã khiến không ít nhà lãnh đạo các nước thành viên của hiệp định tỏ ra thất vọng. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ lo ngại trước nguy cơ hiệp định sẽ bị tan vỡ "TPP sẽ trở nên vô nghĩa nếu như không có Mỹ". Trong khi đó, một số nhà lãnh đạo khác lại đưa ra hướng đi tương lai mới.

Tổng thống Peru ông Pablo Pedro Kuczynski nhận định "Một hiệp định mới sẽ được thay thế cho TPP trong đó sẽ không có Mỹ tham gia. Thay vào đó Trung Quốc và Nga sẽ là hai nước thành viên chủ chốt trong hiệp định mới này".

Cuối tuần trước ông Pablo Pedro Kuczynski đã chủ trì hội nghị APEC trong đó có tổng thống Obama, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng với một số nhà lãnh đạo các nước khu vực Mỹ La Tinh và Châu Á Thái Bình Dương. Một ngày sau khi hội nghị kết thúc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi TPP ngay sau khi ông chính thức nhậm chức. Đây là tin xấu đối với 21 nước thành viên của APEC.

Việc Mỹ rút khỏi TPP đã vô tình tạo chỗ trống lớn trong khu vực xuyên Thái Bình Dương. Điều này tạo ra cơ hội tốt cho cả Nga và Trung Quốc lấp đầy khoảng trống đó. Trung Quốc đang đấy mạnh tiến trình hoàn thiện hiệp định mới có tên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong đó bao gồm các nước thành viên thuộc hiệp định TPP như Úc và Nhật Bản.

Nếu RCEP được ký kết thành công, vị thế của Trung Quốc trong khu vực sẽ mạnh hơn, nhất là đối với các nước Châu Á. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn kêu gọi các nước Châu Mỹ La Tinh tham gia hiệp đinh RCEP nhằm giảm dần tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực này- nơi được coi là "sân sau" của Mỹ.

Trong những năm gần đây cả Trung Quốc và Nga đang đẩy mạnh đầu tư các nước Châu Mỹ La Tinh. Kể từ năm 2005, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã "bơm" 120 tỷ USD vào khu vực này. Năm 2008, Nga đã gửi quân đội đến một số quốc gia như Venezuela, Brazil và một số nước khác trong khi cắt giảm ký kết khai thác dầu ở Mexico.

Mặc dù hiện tại chưa có thể khắc định điều gì chắc chắn về tương lai của TPP, tuy nhiên dấu hiệu cho thấy các nước thành viên cam kết tiếp tục thắt chặt mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia.. Ông Eric Farnsworth phó chủ tịch Uỷ ban Mỹ cho rằng hiệp định RCEP và Hiệp định Tự do Châu Á Thái Bình Dương (FTAAP) sẽ là hai hiệp định tiềm năng nhất thay thế có TPP trong đó có sự góp mặt của cả Nam Á, Châu Mỹ La Tinh và Úc.

Đức Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM