Phòng Thương mại Mỹ cảnh báo: Kinh tế nước này sẽ mất tới 1 nghìn tỷ USD nếu chiến tranh thương mại vẫn còn tiếp diễn

21/03/2019 08:15 AM | Xã hội

Nghiên cứu này cho thấy các mức thuế quan sẽ khiến GDP, số lượng việc làm và các khoản đầu tư của Mỹ giảm đáng kể, trong khi đó các loại chi phí xuất nhập khẩu lại tăng.

Cho tới năm 2029, nếu cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn diễn ra, nó sẽ gây thiệt lại đến 1 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ. Đây là một lời cảnh báo từ Phòng Thương mại Mỹ, sau khi các chuyên gia ở đâu thực hiện một nghiên cứu tính toán về tác động tích luỹ đến tăng trưởng của Mỹ trong thập kỷ tới, trong trường hợp căng thẳng thương mại với Trung Quốc tiếp tục leo thang.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi Rhodium Group, họ "bóc tách" những tác động về kinh tế của 3 đợt thuế quan cho đến nay. Thêm vào đó, họ còn đưa ra ước tính về ảnh hưởng của việc tăng mức thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ hàng hoá của Trung Quốc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các mức thuế quan sẽ khiến GDP, số lượng việc làm và các khoản đầu tư của Mỹ giảm đáng kể, trong khi đó các loại chi phí xuất nhập khẩu lại tăng. Theo đó, các sản phẩm của Mỹ sẽ ít cạnh tranh hơn trên thị trường nước ngoài và các sản phẩm tiêu dùng trong nước sẽ có mức giá đắt đỏ hơn.

Nghiên cứu chỉ ra: "Trong 5 năm sau khi các mức thuế quan được áp dụng, trung bình GDP hàng năm của Mỹ sẽ giảm xuống mức 91 tỷ USD, từ 64 tỷ USD (tương đương 0,3% lên 0,5). Trong 1 thập kỷ, tác động tích luỹ sẽ khiến GDP giảm tới 1 nghìn tỷ USD, thấp hơn nhiều khi các mức thuế quan chưa được áp dụng. Vậy nên, có chăng tổng thống Trump nên cân nhắc về những nguy cơ đối với nền kinh tế khi đe doạ tăng thuế quan đối với hàng hoá Trung Quốc?

 Phòng Thương mại Mỹ cảnh báo: Kinh tế nước này sẽ mất tới 1 nghìn tỷ USD nếu chiến tranh thương mại vẫn còn tiếp diễn  - Ảnh 1.

Trong 1 thập kỷ, GDP của Mỹ sẽ giảm tới 1 nghìn tỷ USD so với thời điểm chưa áp dụng thuế quan với Trung Quốc.


Nghiên cứu này đặc biệt tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông (ICT), vốn đã gây nhiều mâu thuẫn trong khi cuộc chiến thương mại đang diễn ra. Theo đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng 5 năm kể từ khi áp dụng thuế quan, lượng xuất khẩu các sản phẩm ICT, từ vi mạch cho tới máy tính xách tay hay chất bán dẫn, có thể thấp hơn 20% so với thời điểm trước chiến tranh thương mại.

Hơn nữa, mức thuế quan cao hơn "sẽ tác động một cách không cân xứng đối với các nhà sản xuất Mỹ vốn ưa chuộng loại hàng hoá giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc", báo cáo này chỉ ra rằng 49% hàng nhập khẩu chịu mức thuế mới là hàng hoá trung gian, được sử dụng trong các cơ sở sản xuất của Mỹ để hoàn thành sản phẩm chính.

Nghiên cứu của Phòng Thương mại Mỹ cho thấy, trong khi cuộc chiến thương mại sẽ khiến các hoạt động sản xuất ICT của Trung Quốc sụt giảm, thì Canada và Mexico sẽ là những "kẻ chiến thắng" khi chuỗi cung ứng thay đổi, ngoài ra các quốc gia Đông Nam Á cũng sẽ được hưởng lợi với lượng xuất khẩu cao hơn bởi nhiều công ty rời Trung Quốc.

Đây là một nghiên cứu mới nhất trong số rất nhiều các nghiên cứu khác cho thấy lĩnh vực công nghệ của Mỹ đang phải chịu những tác động của cuộc chiến thuế quan. Hồi tháng 9/2018, Quỹ Công nghệ Thông tin và Sáng tạo (ITIF) chỉ ra rằng thuế quan được áp dụng với hàng hoá công nghệ của Trung Quốc "sẽ ảnh hưởng đến khoản lợi nhuận đáng kể mà công nghệ điện toán đám mây có thể mang lại cho Mỹ." Thêm vào đó là mức thuế 25% đối với các bo mạch in - một bộ phận quan trọng trong các máy chủ dữ liệu, "sẽ khiến giá thành tăng tới 6% và lượng tiêu thụ giảm gần 12% trong năm 2019."

 Phòng Thương mại Mỹ cảnh báo: Kinh tế nước này sẽ mất tới 1 nghìn tỷ USD nếu chiến tranh thương mại vẫn còn tiếp diễn  - Ảnh 2.

Apple - một trong những "nạn nhân" của chiến tranh thương mại.


Có thể thấy, một ví dụ điển hình cho những tác động to lớn của cuộc chiến thương mại đó là việc Apple cắt giảm dự báo doanh thu hồi đầu năm nay. Nguyên nhân đến từ nhu cầu tiêu thụ điện thoại ở Trung Quốc đã sụt giảm, CEO Tim Cook cho biết một phần của tình trạng này là do cuộc chiến thương mại. Một loạt công ty công nghệ Mỹ cũng đưa ra cảnh báo về những tác động của mâu thuẫn thương mại đối với các hoạt động kinh doanh của họ.

Chuck Robbins, chủ tịch của Cisco, phát biểu hồi tháng 9 rằng: "Thuế quan được đề xuất áp dụng với nhiều sản phẩm mạng cốt lõi của chúng tôi, vậy nên nó sẽ gây ảnh hưởng đáng kể." Còn nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates, nhận thấy những căng thẳng thương mại khá "đáng sợ", ông nói rằng "nếu bạn khiến các công ty chuyển cơ sở sản xuất về trong nước, tăng thuế quan, thì nền kinh tế toàn cầu sẽ không có diễn biến khả quan." Trong khi đó, CEO của nhà sản xuất máy tính Dell, Micheal Dell, cũng cho hay Mỹ và Trung Quốc đang trong quá trình "huỷ hoại lẫn nhau", nếu mối quan hệ thương mại giữa họ bị phá vỡ. Ông nói: "Đây là sẽ là một kết cục cực kỳ tồi tệ đối với cả 2 nước".

Dù báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ chủ yếu tập trung vào Mỹ nhưng nhiều ý kiến khác cũng nhận thấy rằng Trung Quốc sẽ là quốc gia mất nhiều hơn nếu cuộc chiến thương mại còn kéo dài. Theo IMF, mức thuế quan 25% của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến phản ứng của thị trường tài chính, cũng như có tác động tiêu cực đến tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp, sẽ khiến GDP của Trung Quốc giảm 1,6%, trong khi GDP của Mỹ sẽ giảm 0,6%.

Số liệu thương mại chính thức của Trung Quốc cũng cho thấy những ảnh hưởng nặng nề của cuộc xung đột thương mại, trong đó kim ngạch xuất khẩu của tháng 2 giảm 20,7%, mức giảm lớn nhất trong 3 năm. Trong tháng 1, số lượng hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ cũng giảm từ 9,2 tỷ USD xuống còn 7,2 tỷ USD. Hơn nữa, số lượng hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ giảm 14,1%, cho thấy các hoạt động thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang dần chậm lại.

Theo Hương Giang

Cùng chuyên mục
XEM