Những "lá bài" đầy rủi ro của Trung Quốc

06/06/2019 16:29 PM | Xã hội

Có quan điểm rằng Trung Quốc có ít lợi thế trong cuộc chiến này hơn Mỹ. Tổng thống Trump thì ngày càng khao khát một chiến thắng và ngày càng mở rộng mặt trận chiến tranh. Nhưng tại sao chủ tịch Tập Cận Bình lại không nghĩ đến 1 quyết định cầm hòa?

Đã 27 năm kể từ ngày Đặng Tiểu Bình nhận xét rằng: "Ả Rập Xê-út có dầu, còn Trung Quốc có đất hiếm."

Trước đây vào những năm 1990, những nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ còn không biết về những chiếc iPhone, những xe hơi Tesla, máy bay không người lái, robot và những máy bay chiến đấu công nghệ cao. Còn hiện tại, Trung Quốc đã tham gia vào hầu hết và thậm chí còn tự sản xuất cho mình những sản phẩm tương tự. Có thể thấy Trung Quốc đã có những bước tiến nhảy vọt như thế nào.

Tồn tại quan điểm rằng chính phủ của chủ tịch Tập có ít lợi thế trong cuộc chiến này hơn ông Trump.Tổng thống Mỹ thì ngày càng khao khát một chiến thắng và ngày càng mở rộng mặt trận chiến tranh. Nhưng nếu thế thì tại sao ông Tập lại không nghĩ đến 1 quyết định cầm hòa? 

 Màn cảnh cáo đầu tiên của Trung Quốc là vào tháng Năm, ông Tập đã thực hiện chuyến thăm trang trọng đến 1 cơ sở khai thác đất hiếm. Tuy không quý như dầu ở Ả Rập, nhưng đây là yếu tố quan trọng giúp Trung Quốc sản xuất những sản phẩm công nghệ với số lượng lớn, cũng là đòn bẩy khiến nước này tiến gần hơn vào Thung lũng Silicon.

Những lá bài đầy rủi ro của Trung Quốc - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi thăm nhà máy đất hiếm.

Liệu đây có phải là con bài chủ chốt của Trung Quốc?

Louis Gave của Gavekal Research liệt kê ra những con bài mà Trung Quốc có thể dùng: cấm xuất khẩu đất hiếm, gây khó dễ cho giám đốc điều hành các công ty Mỹ ở Trung Quốc, phá giá đồng tiền, bán phá giá trái phiếu chính phủ Mỹ hay giảm bất ngờ các đơn đặt hàng với đối tác Mỹ.

Hoặc những đòn đánh thẳng vào kinh tế và tài chính Mỹ, như là: cấm người tiêu dùng Đại lục đến Mỹ, thâm nhập vào các công ty quan trọng của Hoa Kỳ thông qua cách mà công ty như Huawei đã làm hay "tàn phá" ngay lập tức với chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones.

Trung Quốc cũng là bạn hàng quan trọng của Mỹ. Hãy tưởng tượng Boeing điêu đứng ra sao khi đối tác quan trọng nhất châu Á ngừng nhập khẩu hàng hóa. Hay những chiếc General Motor xếp hàng dài ngoài cửa khẩu vì không thể được thông quan vào Trung Quốc. Hoặc những sản phẩm Apple bị ngừng bán tại thị trường này? Không chỉ thiết bị, Trung Quốc còn là nơi nhập khẩu số lượng lớn đậu nành từ Mỹ.

Những lá bài đầy rủi ro của Trung Quốc - Ảnh 2.

Máy bay Boeing 737 Max mới có thể không nằm trong danh sách bị nâng thuế của Trung Quốc

 Có thể thấy là cho đến nay, Trung Quốc đang giữ những động thái trả đũa ở mức tối thiểu. Ông Tập có vẻ muốn hướng Trump đến một cuộc chiến với mục tiêu khác, như Nhật Bản chẳng hạn. Hoặc kéo dài cuộc chiến dài hơi này đến năm 2020, khi mà vị trí tổng thống Mỹ có thể bị thay đổi.

"Quân bài đánh ra" đầu tiên với đầy rủi ro

Những lá bài đầy rủi ro của Trung Quốc - Ảnh 3.

Đất hiếm - Ưu thế của Trung Quốc

Nhưng đã "tham chiến" là phải "ra đòn". Chiêu đầu tiên là đánh vào nhược điểm khoáng sản đất hiếm của Mỹ và là ưu thế của Trung Quốc. Có một thực tế là ông Trump còn có nhiều những nguồn cung đất hiếm khác. Nhưng sự gián đoạn này cũng khiến những công ty lớn phản ứng mạnh mẽ, làm giảm đi sự ủng hộ từ trong nước đối với ông Trump.

Đòn đánh này cũng có cũng có thể phản tác dụng. Tuy có thể đánh vào Mỹ trong ngắn hạn, ngược lại khiến năng lực sản xuất dài hạn của Trung Quốc suy giảm.

Dự báo đòn đánh tiếp theo

Tiếp theo có thể là bán phá giá trái phiếu chính phủ Mỹ. Nhưng cách này đối với Trung Quốc cũng đặc biệt nguy hiểm khi mà bán 1 khối lượng lớn trái phiếu Hoa kỳ có thể đảo chiều "thổi" những ảnh hưởng xấu vào nền kinh tế Trung Quốc.

Những lá bài đầy rủi ro của Trung Quốc - Ảnh 4.

 Mặc dù vậy, trong thị trường luôn tồn tại một nỗi sợ hãi về tác động của tuyến trái phiếu khổng lồ mang dấu vân tay của Trung Quốc hoặc bất kỳ những đòn trả đũa khác mà Trung Quốc có thể làm để giải quyết căng thẳng với Trump và ngược lại.

M.M.M

Cùng chuyên mục
XEM