Chủ tịch Vinamit: Tôi tin có thiên thần xuất hiện khi ta thất bại nhất

28/03/2012 08:43 AM |

Giống như người thợ săn, tôi phải canh cơ hội này nuốt hết, canh cơ hội khác chụp lấy. Tôi thường nói với bạn: “anh phải có 2 phương án: ngắn hạn – chụp các cơ hội; dài hạn – nuôi chí hướng của mình"

Từ “ăn xổi ở thì” đến “doanh nhân vì cộng đồng” – Có người nói tôi điên

Sinh năm Tân Sửu, mệnh thổ, học nông nghiệp, làm việc ở nông trường, có thể coi ông Nguyễn Lâm Viên – Chủ tịch CTCP Vinamit sớm có duyên với ngành nông nghiệp. Năm 1989, trong vòng 30 phút sự nghiệp của ông “cháy rụi” sau khi nhà xưởng mây tre lá bị cháy, nhưng c từ đây ông tìm thấy một cơ hội khác đã làm nên một Vinamit ngày nay.

Ngày 16/03/2012 Ông Lâm Viên đã có những chia sẻ với FLI Club về chặng đường khởi nghiệp, những triết lý trong kinh doanh của ông.

Theo ông Viên, cuộc đời doanh nhân của một người phải trả qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: ăn xổi ở thì - tìm cái gì có thể kiếm được tiền.

Trước khi làm nhà máy chế biến, tôi phải bán xe Honda, đồng hồ, tất cả các loại đèn trang trí nhập từ Đài Loan. Giống như một người thợ săn, tôi phải canh cơ hội này nuốt hết, canh cơ hội khác để chụp lấy. Tôi thường nói với bạn mình: anh phải có 2 phương án: ngắn hạn – chụp các cơ hội và dài hạn – nuôi chí hướng của mình.

Giai đoạn 2: Giai đoạn đầu cơ - Tìm cơ hội đầu cơ. Đầu cơ mới có cơ hội thành công. (Ông Viên từng đầu cơ đất).

Giai đoạn 3: Trở thành một CEO thực sự: hiểu về con người, tài chính, quản trị tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị kế hoạch, kinh doanh tiêu thụ. CEO thực sự phải biến sản phẩm của mình theo đúng điều mong đợi của người tiêu dùng – trở một xu hướng trong đời sống xã hội.

Đây là giai đoạn cần bài bản, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp – sản phẩm xu hướng tiêu dùng cuối cùng của con người.  Bởi con người bắt đầu tư ăn no mặc ấm, đến ăn ngon mặc đẹp, ăn kiêng xài đồ hiệu.

Sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm tốt cho sức khỏe, sản phẩm có thể ngon. Vinamit chỉ mới dừng lại ở ăn ngon. Do, mít sấy là sản phẩm bán chạy nhất – là sản phẩm ngon. Sản phẩm tốt cho sức khỏe: đậu bắp, đậu cô ve, khổ qua.

Năm 1989 – 1990, khi tôi làm sản phẩm mít sấy, người ta nói tôi điên bởi nó không hấp dẫn và quá đắt. Lúc đó ở Việt Nam, tôi thất bại hoàn toàn. Người ta bảo sản phẩm ngon, nhưng không khen ngợi như ăn một miếng snack. Với giá bán 6USD/kg, bạn bè tôi nghĩ tôi hơi bị điên. Vì vậy, tôi đã mang toàn bộ ra bên ngoài và bán giá 6USD/kg, được bao tiêu sản phẩm.

Tại sao vậy? Lúc đó người ta cần ăn no mặc ấm, trong khi đây được xem là xa xỉ phẩm, nên nó được xem không thực tế. Nhưng vì yêu nghề, nên tôi dùng giai đoạn ăn xổi ở thì, đầu cơ để nuôi giai đoạn CEO.

Giai đoạn CEO thực sự đòi hỏi bạn phải có tri thức. Đôi chân của bạn sẽ đứng không vững nếu bạn không có tri thức, không đủ tài chính, không đủ năng lực lãnh đạo… Muốn làm một ông chủ là rất dễ, những rất khó.

Có kiến thức bạn có thể làm chủ, nhưng rất khó, vì chưa đủ.  Nó cần có 3 yếu tố:

(i) Ý chí có đủ cứng – dám nói dám làm. Bạn thấy người ta đầu cơ địa ốc có lời bạn dám không. Bạn cần có một ý chí để bạn tin rằng bạn sẽ thành công, để cho dù thất bại bạn sẽ chiến đấu đến cùng khi đó bạn mới làm CEO được;

(ii) Đôi chân vững – có đủ tri thức để hiểu KPI là gì, chuỗi cung ứng…. để lúc đó bạn biết đôi chân bạn đứng vững không;

(iii) Biết được cơ hội bạn chuẩn bị nắm bắt có chắc chắn thành công hay không. Có thể, cả đời bạn lăn lộn tìm nhưng thấy rồi bỏ, nhưng có khi bạn thấy một cơ hội, chụp liền và đi đến thành công. Cơ hội thì rất dễ, ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng không phải ai cũng thành công bởi chưa hẵn bạn có ý chí vững và đôi chân vững.

Nếu bạn chưa đủ 3 yếu tố này thì cuộc đời mình chỉ làm doanh gia thôi, đừng nên đèo bồng suy nghĩ trở thành doanh nhân. Vì vậy để vào giai đoạn 3 – CEO thực sự, bạn phải chuẩn bị rất kỹ.

Giai đoạn 4: Doanh nghiệp vì cộng đồng. “Cuộc chơi cho mình nhiều rồi, mình phải có trách nhiệm với công đồng.” – Ông Lâm Viên.

Để trọn vẹn cuộc đời doanh nhân phải đi qua 4 giai đoạn này. Tuy nhiên, theo ông có đôi khi ta đi qua 2 giai đoạn cùng một lúc, có khi ta đi theo thứ tự như: vừa đầu cơ vừa làm ăn xổi ở thì, hay vừa làm CEO vừa làm cho cộng đồng.
 
Sản phẩm chính của Vinamit là hoa quả sấy khô


Tôi tin có thiên thần xuất hiện khi ta thất bại nhất

Ông Lâm Viên là người thích nói về thất bại hơn thành công. Với ông thành công hay thất bại rất mong manh. Ông cho rằng, nếu chúng ta biết cách an ủi mình biến thất bại thành thách thức thì nó cũng là một sự thành công. Ông nhìn nhận, cuộc đời ông, những thất bại lớn là do bên ngoài dành cho ông, không phải do chủ quan của mình.

Nếu người ta hại mình thì không nên sợ, trời hại mình mới sợ.  Nếu không phải do chủ quan của mình thì chẳng qua mình kham khổ thắt lưng buộc bụng chờ giai đoạn vượt lên thành công.

Một ông thầy đã nhắc tôi “lúc nào con thất bại nhất, lúc đó sẽ có thiên thần”. Lần thứ nhất, hai, tôi không để ý, đến lần ba tôi nghiệm thấy vậy. Ông Viên chia sẻ:

Tôi nghiệm ra một điều hơi tâm linh. Lúc nào bạn thất bại lớn nhất hãy nhớ ràng bên cạnh bạn có một thiên thần luôn luôn giúp bạn để bốc bạn đi lên. Cuộc đời các bạn nếu chưa thất bại, hãy coi chừng – sẽ có một ngày chúng ta thất bại đến trở nên tuyệt vọng.

“Năm 1989 trong vòng 30 phút nhà xưởng mây tre lá – toàn bộ sự nghiệp của tôi cháy trụi. Tổng trị giá khoảng 500.000 USD – không lớn – nhưng tôi đang khởi nghiệp và đang nợ 100.000 USD.  Lúc đó sở dĩ tôi làm lại là do những giọt nước mắt của trên 100 công nhân nhà máy đứng khóc. Có lẽ đó là động lực cho tôi làm lại. Bởi khi đó gia đình tôi khuyên tôi bỏ không làm doanh nhân.

Thường thất bại tôi thường nghiêm lại và tìm ra cội rễ. Nếu lỗi do tôi không đủ ý chí, tôi sẽ bỏ, nếu lỗi do đôi chân tôi không đủ vững tôi sẽ quên, nếu lỗi vì đây không phải lỗi tôi sẽ xem xét.

Tôi quan trọng 2 yếu tố: ý chí và đôi chân vững. Bởi khi nhà máy mây tre cháy rụi tôi có những cộng sự cùng khóc thì chắc chắn họ cùng đi với. Đó là sức mạnh, sự đồng thuận, đoàn kết. Trong một doanh nghiệp đoàn kết rất quan trọng.

Khi đứng trước thất bại các bạn phải nghiệm được 2 thứ để bạn có khả năng vượt qua hay không?. Nếu có, đây chính là cơ hội.

Một năm sau vụ cháy tôi kiếm lời được 1.000.000 USD. Tôi đã xây lại toàn bộ nhà xưởng. Bởi tôi nhìn thấy sự đồng thuận quá nhiều từ bạn hàng. Không có lý do gì mà tôi không đứng lên được.

Hiện nay tất cả các doanh nghiệp như chúng tôi đang đứng trước nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chính, bất ổn vĩ mô đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào cảnh khó. Tôi cũng làm lại bài cũ: ý chí còn đủ không, đồng tâm hiệp lực của chúng tôi còn đủ không?

Khi đọc tâm thư của tôi, toàn bộ lãnh đạo của công ty từ level 5 trở lên đồng loạt xin hạ lương từ 5% - 50%. Tại sao vậy? Bởi cần phải giúp doanh nghiệp này vượt qua khó khăn, việc đầu tiên phải có sự hi sinh đó – giảm lương. Nếu chúng ta có sự đồng thuận chắn chắn sẽ vượt qua khó khăn.

Bài học về quản trị: Khi bạn nghèo ai cũng thương


Khi đang làm đồ mây tre lá ở Sài Gòn với công suất 1.000- 1.500 bộ sản phẩm/năm. Mây nguyên liệu cạn và không còn nữa, ông Lâm Viên đã tìm cơ hội khác, không để “cuộc đời” của ông “dừng ở đây mất rồi”!

Khi đó những người bạn Đài Loan là khách hàng của ông Viên (trong đó có một người làm Bộ Kinh tế Đài Loan” nhận thấy mong muốn làm nông nghiệp của ông đã khuyên ông sang Đài Loan học. Đài Loan có công nghê chế biến nông sản sau thu hoạch. “Đây là cơ duyên của tôi.” – Ông Viên chia sẻ.

Khi tôi mang sản phẩm đó trả bài cho thầy tôi ở Đài Loan, qua một triển lãm sản phẩm được một nhà phân phối Đài Loan ký bao tiêu sản phẩm trong 10 năm. Tôi thành công ngay từ đầu. Tuy nhiên chúng tôi chỉ thực hiện hợp đồng bao tiêu đến năm 1997 sau sự cố 23 container hàng bị trả về do hôi dầu. Đây là bài học về quản trị mà tôi phải học lại quản trị.

Tại sao đây không phải là lỗi bảo quản mà lại là lỗi quản trị?

Các bạn biết rồi đấy, khi các bạn nghèo ai cũng thương – vì thấy nghèo, vất vả lam lũ. Nhưng khi thấy anh tối ngày đi nước ngoài hoài, bắt đầu mặc đồ vest, bạn sẽ bắt đầu nghĩ “ủa, vậy tôi thì sao?” Nếu người em ruột cùng làm với mình, họ sẽ hỏi”sao mình phải làm giàu cho anh mình”, nếu đồng sự với mình họ sẽ hỏi “sao ông này được mà mình chưa được?”.

Sự phân hóa về mặt suy nghĩ bắt đầu xảy ra. Lúc đó tôi rút ra được bài học lý do về sự phân hóa quản trị và phát hiện ra nó xuất phát từ một câu của người dẫn dắt suy nghĩ đó – ông Viên là người hạn chế khả năng phát triển quá.

Trong quản trị, công việc được phân chia. Khi quy mô đã lớn, công ty cần một chân trụ khác, một quản đốc khác, … Khi đó, “anh em” cảm thấy bị mất đi hình ảnh ngôi sao, “tôi” cảm thấy “tôi” xa rời, và một luồng tư tưởng đưa ra: ông Viên là người hạn chế khả năng phát triển.

Đây là bài học mà tôi luôn xử lý cho đến ngày nay. Tôi luôn nói với những cộng sự đắc lực của tôi: anh Viên không bao giờ bỏ vai trò làm nhân sự, anh Viên đang làm nhân sự.

Đất nước càng phát triển, sự thành công càng nhanh, khả năng phân hóa càng lớn. Tôi cũng rút ra một bài học: đừng bao giờ quên vài trò của một vị tướng lĩnh để dẫn dắt.

Còn nữa…

Q. Nguyễn (ghi)

quynhnn

Cùng chuyên mục
XEM