Người có tuổi thọ ngắn thường không “mềm nhẹ” ở 2 chỗ: Sau 65 tuổi làm thêm 2 điều này để cơ thể sung sức, khỏe hơn tập thể dục

31/03/2024 09:31 AM | Sống

Nếu có 2 đặc điểm này thì rất có thể bạn đang nằm trong nhóm không sống thọ.

    1. Chân tay không mềm mại, linh hoạt

Chúng ta có thể phần nào nắm bắt được tình hình sức khỏe của bản thân thông qua trạng thái của tay chân. Theo đó, bàn tay và bàn chân là nơi có rất nhiều huyệt đạo, đồng thời cũng là vùng phản chiếu của các cơ quan khác trên cơ thể và kết nối các kinh mạch với nhau. Do đó, chỉ cần một vài cơ quan trong cơ thể “bị bệnh” thì chân tay của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng với các dấu hiệu như tê cứng, yếu đi và trở nên kém linh hoạt hơn rất nhiều. Nếu tình trạng này không được cải thiện dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ.

Người có tuổi thọ ngắn thường không “mềm nhẹ” ở 2 chỗ: Sau 65 tuổi làm thêm 2 điều này để cơ thể sung sức, khỏe hơn tập thể dục- Ảnh 1.

Ngược lại, nhóm người có chân tay mềm mại thường có cơ thể khỏe mạnh và tuổi thọ cao hơn. Đặc biệt với nam giới, gân kheo nơi bàn chân mềm chứng tỏ sự phối hợp hoạt động của các cơ quan rất mạnh mẽ. Điều này giúp cho việc vận động, sinh hoạt linh hoạt, chất lượng giấc ngủ tốt, giúp miễn dịch cơ thể được cải thiện, tuổi thọ tăng lên.

    2. Bụng dưới cứng, không mềm

Đông y coi bụng mềm là tiêu chí khỏe mạnh. Nguyên nhân là vì bụng chứa nhiều cơ quan nội tạng quan trọng như dạ dày, ruột già, ruột non, gan và túi mật... Do đó, mức độ mềm mại và độ cứng của bụng có liên quan đến sức khỏe của những cơ quan này.

Các loại thực phẩm sau khi chúng ta ăn vào đều phải được tiêu hóa và hấp thu bởi các cơ quan này để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khi các cơ quan này khỏe mạnh, hoạt động bình thường, dư lượng thức ăn trong ruột sẽ được thải ra trong thời gian nhất định, khi đó cảm giác sờ vào bụng sẽ mềm mại như bông.

Người có tuổi thọ ngắn thường không “mềm nhẹ” ở 2 chỗ: Sau 65 tuổi làm thêm 2 điều này để cơ thể sung sức, khỏe hơn tập thể dục- Ảnh 2.

Ngược lại, nếu hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường, nhu động ruột suy giảm, tích lũy phân lâu dài trong ruột sẽ tạo thành một vùng khô cứng, sờ lên bụng sẽ cảm thấy rất cứng, lồi lõm, đau. Chưa kể đến trường hợp khi các cơ quan này bị bệnh, ví dụ như có một khối u đường ruột cản trở sự di chuyển của thức ăn và phân, cảm giác cứng khi sờ vào thành bụng càng rõ ràng hơn, và khi đó chúng ta sẽ cảm thấy sự khó chịu như căng trướng bụng và đau bụng. Vì vậy có thể nói, khi bụng cứng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm, nếu bụng của bạn vẫn mềm thì xin chúc mừng.

Sau 65 tuổi, thêm 2 thói quen này để sống thọ hơn

Sang tuổi 65, các chức năng và cơ quan trong cơ thể đã bước vào giai đoạn lão hóa mạnh mẽ, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Càng lớn tuổi, cơ thể sẽ càng có những thay đổi rõ rệt. Tốc độ lão hóa nhanh sẽ khiến bạn có thể cảm nhận rõ ràng thể lực của mình đã giảm đi rất nhiều. Lúc này, hãy làm thêm 2 điều dưới đây để cải thiện sức khỏe cũng như kéo dài thêm tuổi thọ.

    1. Sử dụng bộ não nhiều hơn

Bộ não con người cũng sẽ bắt đầu lão hóa theo tuổi tác. Bệnh Alzheimer hay còn gọi là chứng mất trí nhớ tuổi già, là một trong những bệnh tuổi già phổ biến nhất. Do đó, việc ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng mất trí nhớ tuổi già cũng là một biện pháp giúp người cao tuổi sống lâu hơn. Muốn phòng ngừa chứng bệnh này thì người già cần phải tư duy và suy nghĩ nhiều hơn.

Việc sử dụng nhiều bộ não hơn có thể thúc đẩy lưu thông máu và độ nhạy cảm của dây thần kinh trong não. Chỉ khi bộ não khỏe mạnh, con người mới có thể sống lâu hơn.

    2. Ngâm chân trước khi ngủ

Rất nhiều người có tuổi thọ cao đều có cùng thói quen ngâm chân bằng nước nóng ấm trước khi đi ngủ. Đông y chỉ ra rằng: Ngũ tạng lục phủ có vùng tương ứng ở đôi chân. Việc chăm sóc tốt đôi chân cũng chính là chăm sóc chính sức khỏe của bạn.

Người có tuổi thọ ngắn thường không “mềm nhẹ” ở 2 chỗ: Sau 65 tuổi làm thêm 2 điều này để cơ thể sung sức, khỏe hơn tập thể dục- Ảnh 3.

Sau một ngày làm việc mệt nhọc, bạn sẽ thấy cơ thể mình căng thẳng và việc chìm vào giấc ngủ cũng trở nên khó nhọc hơn rất nhiều. Vì vậy, mỗi tối trước khi ngủ, hãy dành thời gian ngâm chân trong vòng 15 - 20 phút sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cải thiện trao đổi chất, thông kinh lạc, cân bằng âm dương, cải thiện sức khỏe và kéo dài được tuổi thọ. Chân chúng ta chứa nhiều kinh mạch và huyệt đạo, khi ngâm chân, nước ấm sẽ kích thích các kinh lạc và đường máu trong cơ thể, giúp mạch máu được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí và chất độc, nhờ vậy tránh được bệnh tật.

Đây cũng là một trong những cách đơn giản giúp bạn thư giãn và có một giấc ngủ tốt hơn, sâu hơn.Khi ngâm chân cũng cần chú ý nhiệt độ nước không quá cao, thời gian ngâm chân không quá lâu để tốt cho sức khỏe.

(Tổng hợp)

Ánh Lê

theo Ánh Lê

Cùng chuyên mục
XEM