Về hưu... buôn nước bọt

11/04/2013 09:35 AM | Nghề nghiệp

“Nếu người ta mời tôi làm Chủ tịch [Hội đồng Châu Âu], tôi sẽ nhận lời ngay,” Blair nói. “Nhưng người ta không mời.”

Kỳ trước: Đế chế kinh doanh bí mật của cựu Thủ tướng Anh

Làm ăn với Nazarbayev

Năm ngoái, Blair từng được trả tiền để tiếp cận cựu Tổng Thống Mỹ George W. Bush tai mội sự kiện tại New York do quỹ đầu cơ lớn thứ hai Châu Âu Brevan Howard Asset Management tổ chức.

Blair nói ông không lợi dụng các mối cũ để kiếm lợi cho bản thân mình, và phần lớn khách hàng chỉ đến với ông khi ông đã rời nhiệm sở.

“Đương nhiên, tôi biết họ vì tôi từng là TTg Anh. Có nhiều người nghĩ cứ là cựu TTg Anh là người ta sẽ đưa cho anh cả núi tiền để chơi. Không, không phải vậy”, Blair chia sẻ.

Công việc gây tranh cãi nhất và có thể cũng được trả hậu hĩnh nhất của ông là từ người ông đã gặp thời còn là TTg: TT Kazakhstan Nazarbayev (trong chuyến công du chính thức tới Anh năm 2000).

Nazarbayev là vị TT đầu tiên và duy nhất của quốc gia Trung Á này kể từ năm 1990. Sau khi Nazarbaye tái cử năm 2011 với tỷ lệ ủng hộ 95%, Bộ ngoại giao Mỹ nhận xét cuộc bầu cử này “còn xa mới đạt các chuẩn mực quốc tế.”

Trung gian hòa giải vụ Glencore-Xtrata

Blair bắt đầu làm việc cho giới tài chính từ tháng 1/2008, khi CEO Dimon mời ông vào Hội đồng Quốc tế gồm 27 thành viên của JPMorgan. Hội đồng này họp chính thức mỗi năm một lần và có mặt cả Chủ tịch Tập đoàn đầu tư Trung Quốc Gao Xiqing.

Những mối quan hệ của Blair dẫn ông tới vai trò “trung gian hòa giải” trong thương vụ Glencore-Xtrata. Blair lần đầu gặp CEO Glencore, ông Ivan Glasenberg, bên bàn ăn tối do Dimon tổ chức tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Thụy Sỹ vào tháng 1/2010.

Tháng 6 năm ngoái, JPMorgan mời khoảng 30 CEO và nhiều lãnh đạo cao cấp các tập đoàn Châu Âu khác tới khách sạn St. Regis ở Florence, Italy. Blair đã gặp riêng Glasengerg chính tại khách sạn này.

JPMorgan là một trong sáu nhà tư vấn trong vụ Glencore thôn tính Xtrata. Glencore vốn đã sở hữu tới 34% cổ phần của Xtrata và hai công ty đang đàm phán một vụ sáp nhập hữu hảo theo kiểu bằng vai phải lứa.

Vài tuần sau sự kiện tại Florence, Qatar Holding (công ty con của quỹ tài sản nhà nước Qatar, đang nắm 11% cổ phần Xtrata) khiến cổ đông bất ngờ khi tuyên bố họ muốn thương vụ này phải có cái giá cao hơn.

Tới tháng 8, Blair gặp lại Glasenberg ở New York khi dùng tiệc trà với Michael Klein. Vị cựu nhân viên ngân hàng Citigroup này khi ấy đang tư vấn cho cả hai đại gia khai mỏ thông qua công ty M. Klein & Co. của ông.

Glasenberg phàn nàn phía Qatar đang cố ngăn cản vụ sáp nhập Glencore-Xtrata. Blair nói mình có thể giúp chắp nối quan hệ với Thủ tướng Qatar Minister Sheikh Hamad bin Jassim bin Jaber Al-Thani. Glasenberg nhờ Blair thuyết phục phía Qatar không ngăn cản vụ sáp nhập nữa.

Một tối đầu tháng 9, Blair lại có cơ hội thể hiện khả năng thương thuyết tuyệt vời của mình. Nhờ có nó, ông từng giải quyết được Thỏa thuận Ngày thứ sáu tốt lành năm 1998 giúp giảm bạo lực giáo phái ở Bắc Ailen.

Dạo bước qua hành lang dài treo đầy các tác phẩm nghệ thuật tại khách sạn Claridge’s, Blair bước chân vào một gian phòng cùng Glasenberg và Al-Thani. Suốt ba giờ liền, Tony Blair khiến Al-Thani ấn tượng với những hệ lụy sẽ xảy đến nếu vụ sáp nhập này sụp đổ.

Glasenberg khiến cái gật đầu của nhà Al-Thani thêm ngọt ngào khi tăng giá chào mua lên một chút. Sau cuộc gặp, phía Qatar đã đồng ý ủng hộ vụ mua lại.

Không chỉ Blair mà cả JPMorgan cũng kiếm được rất nhiều phí từ vụ sáp nhập này. Ước tính, họ đã thu về hơn 16,5 triệu USD tiền phí.

Về hưu vẫn tham vọng

Dù có kiếm được rất nhiều tiền, nhưng công việc mà Tony Blair thực sự muốn sau khi rời Phố Downing là chỉ trả ông có 298.495,44 Euro/năm: Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (vị trí này mới ra đời năm 2009).

Đã lỡ “nhúng chàm” do cuộc chiến Iraq, lại thiếu sự ủng hộ của giới lãnh đạo Châu Âu, nên rút cục Tony Blair còn chẳng vào nổi vòng chung kết. Vị trí này sau đó thuộc về cựu Thủ tướng Bỉ Herman Van Rompuy. Ngoài nước Bỉ, chẳng mấy ai biết tới ông này.

“Nếu người ta mời tôi làm Chủ tịch, tôi sẽ nhận lời ngay,” Blair nói. “Nhưng người ta không mời.”

Cuộc chiến Iraq vẫn ám ảnh Tony Blair. Tới nay, ông vẫn bị nhiều người ở Anh coi là “tội phạm chính trị”. Dù vậy, vai trò của ông khi nghỉ hưu vẫn nổi bật hơn nhiều so với các cựu TTg Gordon Brown, John Major hay Margaret Thatcher.

Major từng là cố vấn cao cấp của Credit Suisse Group. Thatcher cũng từng tư vấn cho hãng thuốc lá Philip Morris International. Còn với cựu TTg Brown, kể từ khi từ chức ít ai nhắc tới ông.

Còn Blair, dù đã về hưu người đàn ông này vẫn còn vô số tham vọng.

“Hình ảnh một chính khách tầm cỡ toàn cầu vẫn còn ám ảnh anh ta,” Thượng nghị sỹ Công Đảng Desai nói.

Hương Giang

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM