Nếu bạn muốn thành thạo bất cứ kỹ năng mới nào, cuốn sách là dành cho bạn

03/09/2021 14:04 PM | Kinh doanh

3 bài học quan trọng từ cuốn sách “Grit” của Angela Duckworth.

Tháng giêng năm ngoái, bạn tôi cho tôi mượn một cuốn sách có tựa đề là Grit: Vững tâm bền chí ắt thành công của tác giả Angela Duckworth. Ban đầu tôi không muốn đọc cuốn sách này vì nó trông giống như một cuốn sách thuộc thể loại self-help và tôi đã quá chán thể loại này rồi. Tôi luôn nghĩ rằng self-help là những lời khuyên được tóm tắt trong một vài câu chứ hiếm khi xuất bản thành cả một cuốn sách. Thế nhưng, tôi đã đọc hết cuốn sách này, đọc không chừa một chữ. Lúc đó tôi mới nhận ra cuốn sách này thú vị hơn tôi tưởng.

Vậy nên tôi rất muốn chia sẻ với các bạn những bài học mà tôi đã học được từ cuốn sách này.

1. Grit không chỉ đơn giản là làm việc chăm chỉ

Duckworth định nghĩa Grit là "sự kiên trì và đam mê của bạn dành cho các mục tiêu dài hạn". Quan trọng là phải làm việc chăm chỉ nhưng nếu bạn muốn thực sự giỏi một thứ gì đó thì chăm chỉ thôi là chưa đủ. Bạn cần phải kiên trì trong một thời gian dài, thậm chí là cả đời.

Bài học

● Giả sử bạn đang học cách chơi piano. Thay vì tập 8 tiếng liên tục mỗi tuần một lần, thì tốt hơn hết là bạn nên chia đều 8 tiếng đó ra và luyện tập mỗi ngày.

● Hãy dành 1-2 giờ mỗi ngày để luyện tập và nhớ là ngày nào cũng phải tập.

● Hãy luyện tập một cách thường xuyên và liên tục. Như vậy, nó sẽ trở thành thói quen không thể thiếu của bạn.

Theo như lời của Duckworth, thì sự nhiệt tình là thứ thường thấy, còn sức bền là mới là thứ hiếm thấy.

2. Luyện tập bình thường là chưa đủ

Đúng vậy, chúng ta có thể tạo ra sự vĩ đại. Sự vĩ đại cần rất nhiều, rất nhiều sự nỗ lực cá nhân, và những nỗ lực đó đều có thể thực hiện được.

Có một nghiên cứu nói rằng bạn cần luyện tập 10.000 giờ thì mới có thể thành thạo một kỹ năng. Để trở thành một bậc thầy của một nghề thủ công nào đó thì bạn sẽ cần phải luyện tập lâu như vậy.

Tuy nhiên cũng có một số ý kiến trái chiều về nghiên cứu đó.

Các nhà nghiên cứu gọi đó là survivor bias (thiên vị sinh tồn). Người đề xuất quy tắc 10.000 giờ chỉ đơn giản là đem những bậc thầy ra so sánh và tìm ra những điểm tương đồng. Và kết quả mà họ nhận được là những bậc thầy đó có một điểm giống nhau. Đó là họ đã dành ít nhất 10.000 giờ để trau dồi kỹ năng của mình.

Thế nhưng, nghiên cứu này lại không nói đến những người đã luyện tập 10.000 giờ nhưng vẫn không giỏi thứ mà họ muốn làm.

Nếu bạn muốn thành thạo một kỹ năng, thì cuốn sách là dành cho bạn - Ảnh 1.

Bài học

● Xác định những gì bạn muốn làm và muốn thành thạo. Nó có thể là một kỹ năng hoặc một lĩnh vực nghiên cứu.

● Nghiên cứu những điều cơ bản để hiểu rõ về thứ mà bạn muốn học và để biết cách thay đổi bản thân.

● Tìm một người cố vấn hoặc huấn luyện viên có năng lực. Họ có thể cho bạn lời khuyên, nhận xét hoặc đánh giá. Việc này rất quan trọng vì qua nhưng phản hồi từ những chuyên gia sẽ giúp bạn biết được mình có đang đi đúng hướng và đang học những điều có ích hay không.

● Cuối cùng, hãy luyện tập thật nhiều. Luyện tập có chủ đích là tốt nhất.

3. Không có công thức nào có thể giúp bạn thành công

Rất tiếc là tôi phải nói với bạn điều này: Kể cả khi chúng ta làm theo tất cả những điều trên, thì vẫn có khả năng chúng ta không thể giỏi những gì chúng ta đang theo đuổi.

Duckworth nói thẳng: "Mặc dù chúng ta có thể kiểm soát những gì chúng ta làm nhưng chúng ta lại bất lực với kết quả."

Niềm đam mê dành cho công việc của bạn ban đầu là một chút tò mò, tiếp đến nó bắt đầu khuếch đại, và sau đó là khắc cốt ghi tâm cả một đời.

Nhưng đó không phải điều đáng buồn. Đến cuối cuốn sách, Duckworth có nói rằng chả có vấn đề gì khi chúng ta không trở thành người giỏi nhất trong một lĩnh vực nào đó. Điều quan trọng là chúng ta có thể làm tốt điều gì đó với khả năng của mình.

Tác giả còn nói rằng nếu bà có thể chọn cho con mình một trong ba thứ: thành công, tốt bụng và tận tâm, thì bà sẽ chọn cái sau cùng - tận tâm.

Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm đó.

Tốt bụng và tận tâm sẽ tốt hơn nhiều so với thành công. Sau tất cả, chúng ta không cần thêm một tượng đài hay một vị tỷ phú nào nữa. Điều chúng ta cần là những người tốt.

Vậy nên, chúng ta không cần trở thành người giỏi nhất, mà chỉ cần trở thành người giỏi, như vậy là đủ rồi.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM