Gạo không còn giữ vị trí thống trị trên bàn ăn, Việt Nam và Thái Lan đã tìm ra được thực phẩm yêu thích mới

15/03/2017 14:00 PM | Kinh tế vĩ mô

Châu Á trở nên giàu có hơn. Khẩu vị của những người ở châu lục này, vì thế cũng đang thay đổi. Sự thống trị của gạo, thành phần của coi là linh hồn của mỗi bữa ăn ở châu Á, đang bị đe dọa bởi lúa mỳ, người họ hàng của nó.

Lượng tiêu thụ lúa mỳ tăng nhanh ở các nước như Việt Nam và Thái Lan, 2 nước nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu lúa nước nhiều nhất thế giới. Các nước Đông Nam Á sẽ tiêu thụ 23,4 triệu tấn lúa mỳ trong năm 2016 – 2017, theo ước tính của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), tăng từ 16,5 triệu tấn trong năm 2012 – 2013. Hầu hết tất cả lượng lúa mỳ đó sẽ được nhập khẩu. Tại khu vực Nam Á, lượng tiêu thụ được dự đoán sẽ tăng từ 121 triệu tấn đến 139 triệu tấn trong cùng khoảng thời gian đó.

Xu hướng này đi ngược với khẩu vị truyền thống của người châu Á.

Từ lâu, vai trò của gạo đối với cuộc sống của người châu Á quan trọng đến mức ở nhiều quốc gia, thay vì hỏi “Bạn như thế nào?” thì họ lại hỏi “Bạn đã ăn cơm chưa?”. Khoảng 90% lượng gạo trên thế giới được tiêu thụ tại châu Á – 60% trong số đó là ở Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Ở mỗi quốc gia lớn trừ Pakistan, người châu Á ăn cơm nhiều hơn mức trung bình của thế giới.

Từ đầu những năm 1960 đến đầu những năm 1990, mức tiêu thụ gạo bình quân trên đầu người tăng đều, từ 85kg/năm lên 103kg/năm. Khi châu Á trong quá trình thoát nghèo, người dân bắt đầu tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn, và gạo thì sẵn có và giá cả phải chăng.

Gạo không còn giữ vị trí thống trị trên bàn ăn, Việt Nam và Thái Lan đã tìm ra được thực phẩm yêu thích mới - Ảnh 1.

Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, các nước châu Á nói chung có xu hướng tiêu thụ ít gạo hơn. Tại các nước khá giả, gạo đã trở nên lạc hậu. Số liệu của USDA cho thấy mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người đã giảm từ năm 2000 tại Trung Quốc, Indonesia và Hàn Quốc, và ‘sụp đổ’ tại Singapore. Những người châu Á đang đi theo một quy luật có tên gọi luật của Bennett – khi người dân trở nên giàu có hơn, họ sẽ hấp thụ calo nhiều hơn từ rau quả, thịt, cá và các sản phẩm từ sữa. Và nhiều người trong số họ đã bắt đầu thay thế gạo trong khẩu phần ăn hằng ngày bằng lúa mỳ.

Mặc dù vậy, theo dự đoán của ngân hàng Rabobank có lẽ còn lâu nữa lúa mỳ mới có thể thay thế hoàn toàn được gạo trên bàn ăn của người châu Á. Họ dường như không bị ảnh hưởng bởi giá cả: Lượng lúa mỳ được tiêu thụ vẫn tăng lên, dù loại ngũ cốc này đã đắt lên kể từ năm 2009 đến năm 2013. Tuy nhiên, những người Đông Nam Á vẫn chỉ ăn 26kg lúa mỳ mỗi năm, thấp hơn nhiều so với mức tiêu thụ trung bình 78kg/năm của thế giới. Đó là cơ sở để tin rằng gạo vẫn sẽ giữ vai trò trung tâm trong nhiều nền văn hóa châu Á.

K.Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM