Cứu "đói" vốn cho DN vừa và nhỏ

24/11/2009 10:30 AM |

Gói kích cầu thứ hai sẽ được Chính phủ ban hành trong tháng 12 tới. Cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang chờ đợi từng ngày.

Gói kích cầu thứ hai sẽ được Chính phủ ban hành trong tháng 12 tới. Cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang chờ đợi từng ngày, nhưng vẫn băn khoăn, liệu tình trạng khó tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất như gói kích cầu thứ nhất có được khắc phục?

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp, điều quan trọng là cùng với đơn giản hoá thủ tục, điều kiện cho vay, cần có cơ chế chuyển từ cho vay thế chấp sang tín chấp.

Không riêng gói kích cu th nht, mà lâu nay Chính ph luôn có chính sách nht quán trong ưu tiên DNVVN tiếp cn vi các ngun vn, nht là vn ưu đãi. Thế nhưng, ti sao h vn khó tiếp cn, thưa ông?

Một nguyên nhân quan trọng là do công tác truyền thông, phổ biến chính sách cho DNVVN chưa được quan tâm thoả đáng. Chúng ta đang thiếu các kênh cung cấp thông tin nhanh chóng, hiệu quả cho doanh nghiệp, nhất là DNVVN.

Không ít chính sách chưa được các cấp trung gian hướng dẫn kịp thời, chi tiết đến cộng đồng doanh nghiệp, nên chính sách không đến được với họ. Trường hợp chính sách đến được đối tượng thực hiện thì bị "rơi rụng", không đầy đủ. Chính tình trạng này khiến có những chính sách ưu việt không đi vào cuộc sống, nên DNVVN phải chịu thiệt thòi.

Một khía cạnh khác là DNVVN Việt Nam tuy chiếm số lượng lớn, nhưng trình độ quản trị doanh nghiệp, năng lực am hiểu chính sách còn hạn chế, nhất là thiếu kinh nghiệm tiến hành các thủ tục vay vốn, nên trong nhiều trường hợp, họ chưa biết cách xây dựng dự án, phương án khả thi, đúng quy định của pháp luật để làm cơ sở vay vốn. Đây là một trong những lý do chính khiến không ít trường hợp DNVVN gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn.

Tuy nhiên, điu DNVVN luôn than phin là th tc cho vay vn quá rườm rà, li kém minh bch, nên để tiếp cn được ngun vn ưu đãi, không ít trường hp h phi "chung chi" cho cán b tín dng. Theo ông, làm thế nào để giúp doanh nghip không phi đối mt vi tình trng này?

Khi chưa cải cách hiệu quả thủ tục hành chính, nhất là đơn giản hoá thủ tục cho vay vốn, thì doanh nghiệp, các hộ kinh doanh còn gặp khó khăn trong tiếp cận với các nguồn vốn, nhất là vốn ưu đãi.

Bởi vậy, triển khai quyết liệt cải cách thủ tục hành chính thì mới khắc phục được tình trạng này. Trong quá trình rà soát, loại bỏ thủ tục hành chính không cần thiết, phải rất chú ý đến loại bỏ các thủ tục ở khâu trung gian.

Thực tế cho thấy, nhiều chính sách do cấp trên ban hành thông thoáng, dễ thực hiện, nhưng hoặc là chậm được công khai đến doanh nghiệp, người dân, hoặc bị các cấp trung gian, thừa hành làm cho phức tạp, nên gây khó dễ cho doanh nghiệp. Vì vậy, Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt việc cải cách thủ tục hành chính, với mục tiêu cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hiện tại, để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các chính sách, nhất là chính sách về tín dụng.

Nhiu DNVVN cho rng, do đặc thù vn nh, tài sn ít, nên dù th tc vay vn được đơn gin đến my, nhưng nếu không có cơ chế chuyn t hình thc cho vay thế chp hin nay sang tín chp, thì h vn khó tiếp cn được vn. Ông có ng h đề xut này?

Việc có hay không một cơ chế như vậy thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Để tạo bước đột phá trong tháo gỡ khó khăn về vốn cho DNVVN, cần nghiên cứu, ban hành chính sách mới. Trong đó, vấn đề trọng tâm đặt ra là phải thay đổi điều kiện cho vay, cụ thể là chuyển từ hình thức cho vay phổ biến hiện nay là thế chấp sang tín chấp.

Với hình thức cho vay tín chấp, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ dễ dàng đáp ứng được điều kiện cho vay mà các tổ chức tín dụng đặt ra, đồng thời phù hợp với đặc thù sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong điều kiện cơ sở pháp lý vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, cùng với nền kinh tế vẫn còn một số rủi ro như hiện nay, thì việc áp dụng hình thức cho vay tín chấp là không đơn giản. Nếu làm không cẩn thận sẽ tăng rủi ro cho cả hệ thống tín dụng lẫn các doanh nghiệp.

Hy vọng, tới đây khi nền kinh tế phát triển ổn định hơn, năng lực quản trị của DNVVN được nâng lên sẽ tạo thuận lợi cho việc áp dụng cơ chế cho vay tín chấp. Qua đó, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn tín dụng, để đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng cho phát triển sản xuất, kinh doanh.

Theo Hữu Hòe

Đầu tư chứng khoán


ngocdiep

Cùng chuyên mục
XEM