Đây là dấu hiệu cơ thể đã nhiễm ‘SÁT THỦ'’ nhỏ hơn 30 lần sợi tóc đang ‘ĂN MÒN’ phổi, xâm nhập cả vào não và máu!

15/02/2022 10:32 AM | Sống

Kích thước của bụi mịn nhỏ hơn 30 lần sợi tóc, có khả năng len lỏi qua khẩu trang và đi vào phổi của con người.

Bụi là một hỗn hợp phức tạp chứa các hạt vô cơ và hữu cơ ở dạng lỏng hoặc rắn bay lơ lửng trong không khí, được gọi chung là Particulate Matter - ký hiệu PM. Các hạt có trong bụi gồm: Sulfate, nitrat, amoniac, natri clorua, cacbon đen, bụi khoáng và nước.

Theo quy định mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới năm 2020, các hạt bụi mịn có kích thước siêu vi, nhỏ hơn 30 lần sợi tóc được biết đến nhiều nhất là: PM10- hạt bụi có kích thước đường kính từ 2.5 tới 10 µm (µm là viết tắt của micromet, kích thước bằng một phần triệu mét); PM2.5 – Các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm. Đặc biệt, vào những năm gần đây, nước ta đã có sự xuất hiện của bụi siêu mịn PM1.0 (dưới 1µm) và bụi nano PM0.1 (dưới 0.1 µm), nhất là vào những ngày nhiệt độ thấp hoặc không khí khô.

Thông thường, các hạt bụi mịn PM2.5 và PM10 có thể sinh ra từ tự nhiên như cháy rừng, bụi sa mạc, khói núi lửa, các cơn bão cát, lốc xoáy, hoặc từ chất thải sinh vật như phấn hoa, bào tử nấm, nước thải côn trùng. Song, với sự phát triển của công nghiệp hoá như hiện nay thì đa phần bụi mịn được tạo ra từ các hoạt động của con người qua việc đốt than củi, đốt nhiên liệu hóa thạch, công trình xây dựng, bụi đường phố, đốt rác thải, khói máy công nghiệp, phá rừng, hút thuốc…

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển môi trường sức khoẻ (CHERAD), Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế

Triệu chứng cơ thể nhiễm bụi mịn

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển môi trường sức khoẻ (CHERAD), Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế: "Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bụi mịn tấn công cơ thể chính là hệ hô hấp phát ra những tín hiệu rõ rệt như khó thở, ngạt mũi, ho, nhiều đờm, hen, tắc nghẽn phế quản...Ngoài ra còn có những triệu chứng âm ỉ trong cơ thể, ảnh hưởng lên hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ nội tiết cũng như gây ung thư nhưng phải qua một thời gian dài, trải qua các nghiên cứu sâu thì mới có thể phát hiện được.

Đây là dấu hiệu cơ thể đã nhiễm ‘SÁT THỦ’ nhỏ hơn 30 lần sợi tóc đang ‘ĂN MÒN’ phổi, xâm nhập cả vào não và máu! - Ảnh 2.

Đáng nói, bất cứ ai cũng có thể trở thành đối tượng để bụi mịn "nhắm vào’’, nhất là 4 nhóm người sau đây:

Người cao tuổi

Hệ miễn dịch ở người cao tuổi bị suy giảm nên rất dễ bị tấn công bởi môi trường ô nhiễm xung quanh. Nếu bị bụi mịn đi vào phổi sẽ gây ra các dấu hiệu như ho, khó thở,…Đặc biệt, đối với người già đã và đang mắc các chứng bệnh về đường hô hấp như tác nghẽ phế quản thì có thể dẫn đến trạng thái suy kiệt sức khoẻ, thậm chí là tử vong.

Trẻ em

Đối với trẻ em thì hệ thống miễn dịch lại chưa hoàn chỉnh nên dễ bị dị ứng với những yếu tố thời tiết và môi trường. Trong khi đó, bụi mịn lại chứa nhiều kim loại nặng, hóa chất hữu cơ, bụi bẩn, phấn hoa... nếu bị thâm nhập vào cơ thể sẽ khiến trẻ nhỏ dễ bị lên cơn hen, sổ mũi, ho kéo dài... rất nguy hiểm.

Phụ nữ mang thai

Nếu người phụ nữ hít nhiều bụi mịn sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi, thậm chí là sảy thai. Do đó, trong những ngày ô nhiễm không khí nặng nề thì nên hạn chế đi ra ngoài hoặc mang khẩu trang phòng bị phù hợp.

Đây là dấu hiệu cơ thể đã nhiễm ‘SÁT THỦ’ nhỏ hơn 30 lần sợi tóc đang ‘ĂN MÒN’ phổi, xâm nhập cả vào não và máu! - Ảnh 3.

Khẩu trang N95 mới có khả năng làm giảm tác hại của bụi mịn. Ảnh internet

Người có bệnh nền

Nhóm người có bệnh nền về hệ tim mạch, hệ thần kinh, bệnh thận, bệnh gan, chỉ cần vi khuẩn, bụi bẩn trong bụi min đi vào cơ thể cũng có thể làm bùng phát các bệnh có sẵn như động mạch vành, thiếu máu não, bệnh thận.... và gây tử vong.

Khẩu trang có ngăn được bụi mịn không?

Trả lời về vấn đề này, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Nguyễn Huy Nga cho biết, thời gian gần đây, khẩu trang giống như vật bất ly thân của mỗi người do dịch Covid-19 vẫn còn căng thẳng. Tuy nhiên, khẩu trang vải, khẩu trang y tế thì chỉ có thể ngăn được bụi có kích thước lớn hơn 10 µm, còn những loại bụi pm2.5 thì có thể đi xuyên qua được khẩu trang.

‘’Do đó, cần phải đeo khẩu trang N95 hoặc khẩu trang than hoạt tính thì mới có thể giảm hấp thu và làm giảm 90% bụi mịn.Tuy nhiên, những nơi làm việc có độ bụi mịn cao như mỏ than thì cần có đồ bảo hộ lao động chuyên dụng. Còn đối với người dân, những ngày ô nhiễm không khí pm2.5 cao thì có thể sử dụng N95 là đã có thể ngăn được bụi’’, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho hay.

Đây là dấu hiệu cơ thể đã nhiễm ‘SÁT THỦ’ nhỏ hơn 30 lần sợi tóc đang ‘ĂN MÒN’ phổi, xâm nhập cả vào não và máu! - Ảnh 4.

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM