Chiến lược C.E.O giúp thoát khỏi cảnh túng tiền: Tăng thu, giảm chi, tích cực tiết kiệm

15/11/2021 08:18 AM | Kinh doanh

Bạn nên cố gắng giảm bớt chi tiêu cho 5 loại hoá đơn sau: Điện thoại di động, truyền hình cáp, chi phí tín dụng, khoản vay sinh viên và nhà ở.

Hiện nay, nhiều quốc gia đang chứng kiến sự gia tăng đột biến của số ca nhiễm Covid-19 và phải tạm dừng tất cả hoạt động kinh tế - xã hội. Đây là khoảng thời gian khó khăn đối với rất nhiều người.

Hàng chục triệu người dân Mỹ đã và đang phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm. Bạn sẽ làm điều gì nếu đang bị thất nghiệp và thiếu hụt ngân sách chi tiêu?

Trong khi nhiều người sẽ có xu hướng giải quyết vấn đề này bằng cách cắt giảm hết mọi chi tiêu thì nhà tài chính Ramit Sethi lại có một chiến lược khác.

Chiến lược của ông là cắt giảm chi tiêu một cách hợp lý, đồng thời tìm thêm một vài công việc để kiếm thêm thu nhập.

Chúng ta có thể gọi chiến lược này là C.E.O, trong đó: Cut cost - cắt giảm chi tiêu, Earn more - kiếm được nhiều tiền hơn và Optimize - tối ưu hóa chi tiêu.

Cắt giảm chi tiêu

Theo Sethi "Luôn có một vài chi tiêu không cần thiết mà chúng ta có thể cắt giảm".

Rất nhiều người đã cắt giảm được chi tiêu hàng tháng của họ nhờ chiến lược này, nếu chưa làm điều đó, bạn có thể bắt đầu từ ngay bây giờ.

Hãy chọn ra 2-3 khoản chi tiêu tốn kém nhất để tập trung giảm chi tiêu trước.

Sẽ rất khó để cắt giảm tất cả chi tiêu cùng lúc nhưng nếu bạn đặt ra mục tiêu cụ thể thì việc kiểm soát chi tiêu sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Với một vài người, chi phí làm đẹp mỗi tháng và phí dịch vụ chi trả cho các nền tảng trực tuyến chính là khoản chi tiêu lớn nhất cần cắt giảm. Các khoản thanh toán định kỳ này có thể cộng dồn, vì vậy bạn nên kiểm tra và theo dõi các dịch vụ mà mình đăng ký. Hãy tạm thời ngừng sử dụng các dịch vụ không thiết yếu cho tới khi tài chính ổn định trở lại.

Nếu không nhớ rõ mình đã đăng ký những gì, bạn có thể xem lại lịch sử giao dịch trong thẻ tín dụng. Hoặc sử dụng một số ứng dụng như Albert, Truebill để quản lý các khoản thanh toán lặp lại.

Ngay cả trong thời kỳ dịch bệnh, chi phí để mua thực phẩm của nhiều người vẫn không có dấu hiệu giảm xuống.

Bạn có thường xuyên gọi đồ ăn ngoài không? Nếu có, tại sao bạn không thử làm đồ ăn tại nhà để tiết kiệm chi phí.

Nếu không giỏi nấu ăn, bạn có thể theo dõi một số blog như Budget Bytes hoặc Frugal Nutrition. Họ sẽ dạy bạn các công thức nấu ăn đơn giản mà lại tiết kiệm chi phí.

Kiếm tiền nhiều hơn

Sethi cho biết rằng "Ngay cả khi rất nhiều người đang thất nghiệp vì đại dịch thì chúng ta vẫn có nhiều cách để kiếm thêm thu nhập".

Một trong số đó là kinh doanh trực tuyến hoặc làm công việc bán thời gian trong một số ngành không chịu nhiều tác động của dịch bệnh.

Thoạt đầu, việc kinh doanh trong thời điểm này có vẻ là điều điên rồ, nhưng Sethi cho rằng nó cũng rất khả thi.

Rất nhiều độc giả của ông đang làm điều đó, họ kinh doanh các sản phẩm từ công việc cũ của mình để không tốn quá nhiều chi phí khởi nghiệp.

Nếu bạn từng mở một lớp học vẽ tranh, hãy thử quay các video dạy vẽ trực tuyến. Nếu bạn là nhân viên pha chế, hãy thử mở lớp dạy pha chế trực tuyến. Và nếu bạn là một giáo viên, hãy cung cấp dịch vụ dạy kèm trực tuyến.

"Mọi người đều có thể kinh doanh trực tuyến từ ngay bây giờ".

Nếu không muốn trở thành một doanh nhân, bạn vẫn có thể tìm ra những công việc khác.

Có rất nhiều nhà cung cấp, cửa hàng tạp hóa, hãng vận chuyển và nhà bán lẻ hiện nay đang cần tuyển dụng. Một công việc bán thời gian có thể giúp bạn duy trì tài chính trong thời gian bạn tìm công việc mới.

Bên cạnh đó, có rất nhiều việc làm toàn thời gian có thể làm trên nền tảng trực tuyến như nhân viên tuyển dụng, giám đốc điều hành, nhân viên chăm sóc khách hàng và chuyên gia máy tính.

Đừng bỏ qua các chương trình hỗ trợ từ chính phủ. Nếu bạn là chủ của một doanh nghiệp, hãy đảm bảo rằng bạn đã đăng ký và được hưởng lợi ích từ "chương trình bảo vệ tiền lương".

Chương trình này cung cấp các khoản vay không tính lãi cho các doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Nếu bạn đã và đang đứng trước nguy cơ bị mất việc làm, hãy đảm bảo rằng bạn đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Những người đủ điều kiện có thể được nhận khoảng 600 USD mỗi tuần.

Tuy nhiên, Sethi cũng cho biết rằng "Việc xin nhận các khoản hỗ trợ này sẽ không dễ dàng vì nó tốn khá nhiều thời gian".

Tối ưu hóa chi tiêu

Trong chiến lược của Sathi thì bước tối ưu hóa chi tiêu ít được mọi người biết đến nhất. Bước này sẽ đảm bảo rằng bạn không trả quá nhiều tiền cho một dịch vụ thiết yếu, như cước phí điện thoại và Internet.

Bạn nên cố gắng giảm bớt chi tiêu cho 5 loại hóa đơn sau: Điện thoại di động, truyền hình cáp, chi phí tín dụng, khoản vay sinh viên và nhà ở.

Rất nhiều công ty, nhà cung cấp dịch vụ và bảo hiểm thực hiện chương trình hỗ trợ tài chính. Hay ngay cả khi họ không thực hiện các chương trình đó, bạn cũng nên liên hệ để được hỗ trợ giảm hoặc lùi thời gian thanh toán hóa đơn.

Bạn nên nghiên cứu thông tin trước khi quyết định liên hệ để chuẩn bị giấy tờ và thực hiện thủ tục trước khi hết thời hạn.

Ngoài ra, hãy xem lại lịch sử thanh toán, nếu bạn là một khách hàng trung thành và luôn thanh toán đúng hạn thì bạn xứng đáng được đưa ra những đề nghị hỗ trợ tới doanh nghiệp.

Còn nếu bạn không phải khách hàng trung thành? Hãy nói với họ những điều như: "Tôi muốn trở thành khách hàng trung thành của quý công ty từ hôm nay". Nó có thể sẽ hữu ích.

Độc giả của Sethi từng làm điều đó và họ đã được giảm một nửa chi phí. Họ đã tiết kiệm được 1000 USD chỉ nhờ một cú điện thoại.

Nếu chưa có hóa đơn nào cần trả ngay lập tức thì bạn có thể để tất cả tiền mà mình tiết kiệm được vào quỹ khẩn cấp.

Nên nhớ rằng, bạn phải tiết kiệm được trong khoảng từ 3-6 tháng thì mới đủ chi phí dự phòng cho các tình huống bất ngờ.

Vì vậy, hãy tìm cách để cắt giảm chi tiêu, kiếm nhiều tiền hơn và tối ưu hóa chi tiêu. Đặc biệt, đừng cho phép bản thân rơi vào tình trạng cạn kiệt ngân sách.

Mai Phương

Cùng chuyên mục
XEM