Tại sao các nước ồ ạt rút vàng khỏi kho của FED?

05/09/2015 15:05 PM | Kinh doanh

Trong khi các chuyên gia nhận định chính sách của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang châm ngòi cho một sự nhốn nháo trên thị trường hàng hóa và tài chính toàn cầu thì các quốc gia bắt đầu rút vàng khỏi kho dự trữ lớn nhất thế giới này.

Theo báo cáo mới nhất của FED, các ngân hàng trung ương của nhiều nước đã tiếp tục rút số vàng dự trữ của họ. Từ đầu năm 2014 khoảng hơn 250 tấn vàng đã bị rút khỏi kho của FED khiến cho số kim loại quý còn lại ở đây giảm xuống còn 5.950 tấn, mức thấp kỷ lục trong 20 năm qua.

Sự cố gần đây nhất xảy ra trước thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi đó các nước đã rút về 400 tấn vàng. Nếu tiếp tục làn sóng thu hồi như đang diễn ra hiện nay, có khả năng năm 2015 sẽ nổ ra một cuộc khủng hoảng mới. Trang mạng Vesti của Nga nhận định lịch sử đang lặp lại chính vết xe đổ của nó.

Đợt rút vàng rầm rộ đầu tiên xảy ra vào năm 2012. Khi đó Đức muốn rút 700 tấn vàng khỏi FED nhưng đã bị từ chối và chỉ lấy về được một phần nhỏ.

Trong bối cảnh khó khăn nối tiếp khó khăn trên thế giới, niềm tin của các nước đặt vào FED đang phai nhạt. Vai trò địa chính trị của kho dự trữ vàng có trụ sở tại Washington D.C. đã trở nên rõ ràng trong những năm gần đây. Bất cứ tuyên bố nào của FED về việc tăng lãi suất đều gây ra tình trạng bất ổn cho thị trường toàn cầu.

Thêm vào đó, FED có thể đem tới những áp lực căng thẳng đối với hệ thống tài chính của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và các nước châu Âu khác.

Có lẽ, thậm chí chính các nước đồng minh của Mỹ cũng âm thầm muốn giảm bớt tầm ảnh hưởng của FED và đợt rút vàng gần đây có thể là một bước đi để đạt mục đích trên.

Trong bức thư ngỏ gửi Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai, ông Keith Neumeyer - Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Khai khoáng First, nhấn mạnh rằng các hành động của người sản xuất và người mua thực tế không được xác định bởi các hoạt động thị trường tài chính mà chỉ được thực hiện trên giấy tờ của một số cơ quan có quyền lực.

Trong lúc Trung Quốc tăng lượng vàng dữ trữ thêm 600 tấn thì không có cơ sở nào để nói rằng nhu cầu về vàng đang giảm. Trong trường hợp này thì giá vàng đáng lẽ phải tăng lên nhưng thực tế lại không như vậy. Điều này chỉ ra rằng khi giá trị thị trường cho thấy vàng không còn hứa hẹn thì những khách hàng thực sự vẫn tiếp tục mua chúng với số lượng lớn.

Theo Hoàng Trang

Cùng chuyên mục
XEM