Đồng hồ Thụy Sỹ cũng thương tổn vì... Bạc Hy Lai

05/08/2012 07:32 AM |

Trung Quốc như kẻ đói khát đồ xa xỉ.

Những năm gần đây, Trung Quốc như kẻ đói khát đồ xa xỉ. Người Trung Quốc tâm niệm muốn được "làm ông nọ bà kia" phải biết phô trương. Nhưng nhu cầu về đồ trang sức và đồng hồ đắt tiền ở nước này đang suy kiệt.

Đó là lời khẳng định của ông John Hempton, quản lý Quỹ Bronte.
 
Người quản lý quỹ phòng hộ Australia này muốn ám chỉ đến tính gian lận của người Trung Quốc. Ông đánh cược giá cổ phiếu sẽ trồi sụt khi các con số tài chính “ma” được chính phủ Trung Quốc phát hiện.
 
Tiếp cận các nhà sản xuất cao cấp thế giới, ông nhận thấy những công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc phần lớn đều tốt, nhưng triển vọng kinh doanh của họ sẽ suy giảm.

Tất nhiên, hiện trạng nền kinh tế Trung Quốc không xấu đi. Vấn đề cốt lõi nằm ở vụ bê bối chính trị của cựu Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai và vợ ông – Cốc Khai Lai vì cáo buộc đầu độc doanh nhân Anh  Neil Heywood ở Trùng Khánh hồi tháng 11 năm ngoái.

Ông Hempton hài hước: "Rồi một ngày đến chiếc đồng hồ 1 triệu đô cũng tự nhận mình là đồ tham nhũng”.

Ông cũng nhìn thấy thực trạng này diễn ra ở Brazil. Vào những năm 1980, 1990, Brazil cũng khát đồ xa xỉ cho đến khi tỷ lệ bắt cóc tống tiền gia tăng, nhu cầu về mặt hàng này mới sụt giảm.

Trường hợp Trung Quốc, ông lập luận rằng, tiền bạc sẽ biến nhiều người giàu thành cái gai trong mắt dân chúng. Đơn cử như một bài báo đăng trên tờ Telegraph, viết về một chính trị gia Trung Quốc công khai sử dụng những chiếc đồng hồ thể thao trị giá vài nghìn Bảng mỗi chiếc cũng liên quan đến tham nhũng.

Công ty sản xuất nữ trang lớn nhất thế  giới Compagnie Financiere Richemont SA đặt tại Thụy Sỹ có giá trị vốn hóa thị trường lên đến 30 tỷ USD. Đây là một công ty lớn, quản lý tốt. Và việc Richemont bán trang sức, đồng hồ và đồ da thuộc ở Trung Quốc là điều chắc chắn. Ở châu Á, doanh số bán hàng của công ty này trong 3 năm qua đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 28%. Giá cổ phiếu hầu như ở mức cao kỷ lục, sau khi tăng gấp bốn lần so với mức thấp nhất vào năm 2009. 

“Tham nhũng Trung Quốc là thông tin vô cùng có lợi cho Richemont”, ông Hempton nói.

Song ông cũng tin rằng, những ngày tươi đẹp sắp kết thúc. Đồng hồ Thụy Sỹ xuất khẩu sang Hong Kong , khu vực tiêu thụ hàng siêu đắt tăng hơn 20% mỗi tháng. Tuy nhiên, ông cũng tính đến các dữ liệu thuế bán hàng của Hong Kong, gồm các thông tin chi tiết về trang sức, đồng hồ đeo tay, đồng hồ nói chung và các hàng xa xỉ khác. Trong hơn 2 tháng qua, các giao dịch mua bán những mặt hàng này khá cầm chừng.

“Bạn sẽ làm gì với món đồ đáng giá vài trăm nghìn đôla?”, ông nói. “Bạn không thể chiết khấu hoặc giảm giá sản phẩm. Cho nên, những món hàng xa xỉ chỉ nằm yên vị một chỗ, cũ mòn và giảm giá trị”.

“Đó là lý do khiến tôi quan ngại. Nó thực sự là những cuộc đầu tư manh mún. Các công ty như Compagnie Financiere Richemont SA sẽ thua lỗ nếu đầu tư vào Trung Quốc. Họ sẽ tràn ngập hàng tồn kho”.

T.H
 

tanhoa

Cùng chuyên mục
XEM