Căn bệnh nhầm tưởng sốt virus giết chết 3 người ở Hà Tĩnh thực chất là bệnh gì?

14/05/2019 13:36 PM | Sống

Khi mắc căn bệnh này, 20-50% bệnh nhân sẽ tử vong, trong khi các dấu hiệu sớm của bệnh hết sức mơ hồ và dễ nhầm lẫn.

Vừa qua, tại xã Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh ghi nhận 3 trường hợp tử vong trong 1 thời gian ngắn với cùng các dấu hiệu ban đầu nghi sốt virus. Cả 3 đều đến BV khi tình trạng đã nguy kịch, được bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng huyết nặng.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết, nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân, có sự hiện diện của vi khuẩn trong máu kèm theo nhiều biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng. Biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm trùng huyết là sốc nhiễm khuẩn.

Hiện nay nhiễm khuẩn huyết ngày càng gia tăng, tại Mỹ, đây được coi là thảm hoạ, là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

 Căn bệnh nhầm tưởng sốt virus giết chết 3 người ở Hà Tĩnh thực chất là bệnh gì?  - Ảnh 1.

Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân, rất nguy hiểm


Ngoài ra có thể có tình trạng da xanh tái, phớt vàng, mặt hốc hác, vẻ mặt nhiễm trùng rõ. ở da thường thấy có ban: Ban dát sẩn, mụn mủ hoặc ban xuất huyết, hoại tử...

Khi nhiễm khuẩn thứ phát, sẽ xuất hiện nhiễm khuẩn tại các cơ quan đó như viêm phổi, áp xe phổi, viêm màng tim, viêm cơ tim, áp xe gan, viêm đài bể thận, viêm màng não, áp xe não...

Ở thể bán cấp và thể mãn tính: Bệnh kéo dài từng đợt do vi khuẩn không bị diệt hết từ các ổ nhiễm khuẩn từng đợt tung vào máu. Bệnh nhân suy kiệt dần và tử vong cao.

Một số thông tin cho rằng, khi bị nhiễm khuẩn huyết có tình trạng nước tiểu giảm mạnh, tuy nhiên BS Cấp cho biết, nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm trùng toàn thân, dẫn đến tổn hại ở nhiều cơ quan, tình trạng giảm nước tiểu nếu có chỉ là một biểu hiện phản ánh thận bị tổn thương.

Do dấu hiệu không đặc hiệu, rất khó phát hiện sớm, BS Cấp khuyến cáo, khi người dân có triệu chứng sốt hay nhiều biểu hiện khác mà tự chữa, điều trị tại nhà không thấy đỡ hoặc diễn tiến nặng hơn thì phải đến cơ sở y tế khám để xác định căn nguyên và mức độ diễn biến bệnh.

Về tỉ lệ tử vong, BS Cấp cho biết, tùy độc lực của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết và sức đề kháng của bệnh nhân cũng như việc bệnh nhân được chẩn đoán, xử trí sớm và phù hợp, trình độ và khả năng cung cấp thuốc, trang thiết bị và các can thiệp hồi sức của cơ sở y tế, tỉ lệ này dao động từ 20-50%. Nếu sốc nhiễm khuẩn, tỉ lệ tử vong có thể lên tới 40-60%.

Biến chứng nguy hiểm nhất là sốc nhiễm khuẩn

Biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm khuẩn huyết là sốc nhiễm trùng. Khi bị sốc nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ sốt cao trên 38 độ hoặc hạ thân nhiệt dưới 36 độ, nhịp nhanh, thở thanh, ngoài ra sẽ có số lượng bạch cầu tăng trên 10.000/ml máu, suy thận, suy hô hấp, suy gan, giảm số lượng tiểu cầu, rối loạn đông máu, nhiễm toan chuyển hoá, tăng đường máu...

Trường hợp có tiến triển suy đa tạng là yếu tố tiên lượng nặng. Nếu lactat máu tăng dần và tụt huyết áp không đáp ứng với thuốc vận mạch là biểu hiện nặng của sốc.

Nếu ở giai đoạn nhiễm trùng huyết sớm, bệnh nhân có thể dùng thuốc kháng sinh khỏi hoàn toàn, thì ở giai đoạn sốc nhiễm khuẩn, điều trị khó khăn hơn nhiều.

Để điều trị sốc nhiễm khuẩn, theo phác đồ của Bộ Y tế yêu cầu truyền dịch sớm và nhanh ngay khi có tụt huyết áp. Sau khi bù dịch đủ, dùng thuốc vận mạnh để tăng huyết áp,

Tại BV, bác sĩ sẽ chẩn đoán căn nguyên nhiễm khuẩn và dùng kháng sinh hoặc corticoide để giảm viêm kết hợp kiểm soát đường máu, điều trị dự phòng các biến chứng, đồng thời cho bệnh nhân thở máy, lọc máu liên tục hoặc phẫu thuật loại bỏ ổ nhiễm trùng...

Phòng bệnh

Khi có các ổ mủ, áp xe, cần điều trị triệt để, người bệnh không tự nặn, trích sớm mụn nhọn, nhất là các nốt đinh râu.

Dùng kháng sinh sớm, đủ liều, có hiệu quả trong những bệnh có thể chuyển sang nhiễm khuẩn huyết (bệnh do tụ cầu, liên cầu, phế cầu, vi khuẩn đường ruột...)

Khi điều trị trong bệnh viện, cần đảm bảo vô trùng khi làm các phẫu thuật, thủ thuật để tránh nhiễm khuẩn bệnh viện.

Theo Thúy Hạnh

Cùng chuyên mục
XEM