Bộ trưởng Nông nghiệp kêu gọi người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn

15/03/2019 09:05 AM | Xã hội

Trước thông tin về dịch tả lợn châu Phi (ASF) lan nhanh, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường kêu gọi người dân bình tĩnh, không hoang mang, không nên quay lưng với thịt lợn, nếu xảy ra tình trạng bán đổ, bán tháo gây thiệt hại rất lớn.

Chiều 14/3, tại cuộc họp khẩn với các tỉnh phía Bắc bàn giải pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, dù thực hiện động bộ các giải pháp, nhưng đến nay ASF đã lan ra hơn 220 xã, 52 huyện của 17 tỉnh, thành. Tổng số lợn tiêu hủy đã lên đến 23.500 con.

Theo ông Cường, thời gian tới có bệnh ASF nguy cơ dịch sẽ lan truyền ra 3 khu vực. Thứ nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, vùng này không tổ chức phòng chống dịch tốt sẽ lan truyền sang các địa phương chưa bị, và nguy thành “khu vực đỏ”.

Bộ trưởng Nông nghiệp kêu gọi người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn - Ảnh 1.

Khi phát hiệu có dịch, đàn lợn mắc bệnh sẽ bị tiêu hủy toàn bộ


Khu vực thứ hai là các tỉnh miền núi phía Bắc, bởi đây là vùng rừng núi rất rộng, virus âm ỉ rất khó kiểm soát. Khu thứ ba là miền Nam, nếu không giữ được sẽ vô cùng nguy hiểm. Đây là vùng sông nước, giao thương lớn, là địa bàn trọng điểm chiếm 10% tỷ trọng ngành lợn.

“Nếu để cả ba vùng đều xuất thành vùng trọng điểm thì “hết chuyện”, đe dọa vô cùng lớn và một thời gian dài mới khôi phục được”- ông Cường nói.

Bộ trưởng Cường yêu cầu các địa phương phải tập trung đồng bộ các giải pháp theo chỉ thị 04 của Thủ tướng, và các văn bản hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, và bám sát thực tiễn để đưa ra giải pháp khống chế dịch phù hợp.

Theo Bộ trưởng, cần tập trung xử lý an toàn sinh học trong chăn nuôi, xử lý môi trường triệt để ngay từ hộ chăn nuôi, cứ hộ chăn nuôi lợn là rắc vôi bột triệt để. Cách làm này vừa không tốn tiền, vừa hiệu quả. Nếu xử lý vôi bột mỗi năm 2-3 lần thì chuồng trại chăn nuôi rất an toàn. Thức ăn thừa cần xử nấu chín để bảo vệ đàn lợn.

Đối với nhóm trang trại lớn, ông Cường đề nghị lãnh đạo các tỉnh chỉ đạo, đôn đốc qua điện thoại, bằng mọi kênh, đừng đi đến trực tiếp chuồng trại, tránh để dịch bệnh lây lan.

Bộ trưởng Nông nghiệp kêu gọi người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn - Ảnh 2.

Sức tiêu thụ thịt tại nhiều chợ truyền thống ở Hà Nội giảm so với trước đây (Ảnh: Quỳnh Nga)


Bộ trưởng Cường cũng lưu ý, kiểm soát chặt quá trình luân chuyển, từ nhân lực, mẫu phân tích, đặc biệt lưu ý các chốt chặn từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ vùng này sang vùng khác. Nhất là trục đường quốc lộ 1 phải khóa thật chặt.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng kêu gọi người dân không quay lưng với thịt lợn, mà sử dụng bình thường, bởi tất cả các ổ dịch bùng phát, đã tiêu hủy, khoanh vùng và khống chế ngay rồi.

Về giải pháp lâu dài, Bộ trưởng Cường giao Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, xây dựng kế hoạch để chuẩn bị 3 bộ: NN&PTNT, Y Tế, KH&CN, cùng với Tổ chứ Thú y Thế giới (OIE), Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO)... và các tập đoàn chăn nuôi lớn, các chuyên gia khoa học bàn giải pháp chăn nuôi bền vững, xây dựng đề án sản xuất vaccine với dịch tả lợn châu Phi. Đồng thời cần nghiên cứu chuyên sâu các véc-tơ gây bệnh của dịch bệnh này, không chờ để “ăn sẵn”.

Theo Bộ trưởng, thủ tướng đã có chính sách, trong khi trình chỉnh sửa nghị định 02, việc hỗ trợ người dân sẽ được áp dụng với mức giá thấp nhất là 80% giá thị trường với lợn thịt, lợn con; với lợn nái, lợn đực giống là 1,5-2 lần giá thị trường. “Xảy ra ra ở đâu, có thể hỗ trợ người dân ngay lập tức để ngăn việc bán tháo, bán chạy”.

Đến chiều 14/3, có 17 tỉnh đã có dịch tả lợn châu Phi: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn và Nghệ An, với tổng số lợn tiêu hủy gần 23.500 con.

Theo Nam Khánh

Cùng chuyên mục
XEM