Bí quyết thành công mới của các nhà hàng trong thời đại công nghệ

02/07/2018 09:34 AM | Xã hội

Người sử dụng mạng xã hội đăng 3,5 triệu bức ảnh về đồ ăn hàng ngày. Nắm bắt được xu thế này, nhiều nhà hàng đã nảy ra một chiến lược kinh doanh tuyệt vời.

Để kiếm tiền từ thói quen chia sẻ hình ảnh đồ ăn đang ngày càng phổ biến của khách hàng, các nhà hàng đang bổ sung vào thực đơn của họ những món ăn ảo mà khách hàng có thể đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Nhằm tăng doanh thu, các chuỗi thức ăn nhanh đang chuyển sang công nghệ tương tác thực tế (AR) để thu hút một thế hệ khách hàng mới. Đó là phiên bản thế kỷ 21 của Sampuru, phong tục trưng bày mô hình đồ ăn bằng nhựa của Nhật Bản trong các nhà hàng.

Thực khách chỉ cần hướng điện thoại thông minh của họ vào một menu hoặc một miếng vải lót trên bàn ăn. Những chiếc hamburger đang lèo xèo và những lát pizza đầy pho mát sẽ xuất hiện trên màn hình điện thoại, những hình ảnh họ có thể chia sẻ trên Snapchat hoặc Instagram. Những khách hàng sử dụng các ứng dụng như Google Lens hay ARkit của Apple thậm chí còn có thể đặt các bữa ăn ảo 3D trên bàn của họ.

Cho phép công chúng chia sẻ hình ảnh đồ ăn trên các phương tiện truyền thông xã hội đã tăng lượng truy cập đến website của các hàng và giảm nhu cầu mua quảng cáo của chủ nhà hàng trên các phương tiện truyền thông truyền thống. Với 300 triệu người dùng Snapchat và 800 triệu người dùng Instagram, đối tượng khách hàng tiềm năng là rất lớn.

Các hashtag về đồ ăn phổ biến thứ 3 trên Instagram với #food là cách mô tả phổ biến nhất. Theo một nghiên cứu năm 2016 bởi trang web cung cấp đồ ăn sousvidetools.com, pizza là món ăn phổ biến nhất trên trang xã hội này với 19,7 triệu hình ảnh được chia sẻ, theo sau là sushi (13,4 triệu) và gà (11,9 triệu). Top 10 cũng bao gồm salad (số 4), mì ống (số 5) cùng với trứng (số 8) và bít tết (số 9).

Các nhà hàng tập trung vào truyền thông xã hội cũng là hệ quả của sự thay đổi trong thói quen ăn uống của thực khách. Ngân hàng đầu tư Piper Jaffray dự đoán rằng ¼ doanh số nhà hàng Mỹ sẽ chuyển sang đặt và giao hàng trong 5 năm tới, gấp đôi so với 1,9 tỷ đơn đặt hàng hiện tại thông qua ứng dụng di động, tin nhắn và trực tuyến.

Thị trường thực phẩm có giá trị tới hơn 200 tỷ USD, do đó, thức ăn nhanh không phải là khu vực duy nhất áp dụng công nghệ thực tế ảo. Trong Hội nghĩ I/O hàng năm vào tháng 5, Google đã thông báo rằng trợ lý kỹ thuật số, Google Assistant, có thể đặt chỗ ăn tối cho người dùng bằng cách khai thác trí thông minh nhân tạo (AI) để gọi và trò chuyện với bất kỳ chủ nhà hàng nào. Sau phản đối công khai bất ngờ về việc một bot AI gọi điện cho con người, Google công bố rằng họ sẽ cho ra mắt tính năng mới, theo đó, chat bot sẽ tự xác định danh tính của chúng khi thực hiện các cuộc gọi.

Bí quyết thành công mới của các nhà hàng trong thời đại công nghệ - Ảnh 1.

Các nhà hàng cũng bắt đầu kết hợp tương tác thực tế với trí thông minh nhân tạo để nâng cao trải nghiệm thưởng thức ẩm thực trong các nhà hàng.

Bareburger, một chuỗi nhà có mặt tại 44 địa điểm, sở hữu một chú gấu phát ngôn viên được tạo ra từ công nghệ tương tác thực tế. Được ra mắt dưới dạng một mã QR trên bao bì, các khách hàng với ứng dụng Bareburger Rewards có thể kiếm điểm thưởng và nhận thức ăn miễn phí nhờ tương tác với ứng dụng này. Chú gấu sẽ giới thiệu với khách hàng về các món đặc biệt hàng ngày, nguồn gốc của thực phẩm và giải thích các chính sách thân thiện với môi trường mới của nhà hàng.

Bareburger có thể phân tích dữ liệu từ các tương tác của nó để tìm ra hiệu quả quảng cáo miễn phí mà nó đem lại cũng như tác động của công nghệ lên doanh thu tổng thể. Theo Nabeel Alamgir, giám đốc tiếp thị của chuỗi Bareburger, chú gấu phát ngôn viên đã tăng doanh số bán hàng của các cửa hàng đã hoạt động trên 1 năm.

Bí quyết thành công mới của các nhà hàng trong thời đại công nghệ - Ảnh 2.

Khi ngày càng nhiều nhà hàng cho ra mắt các thực đơn được hỗ trợ bởi AI, thực khách sẽ có thể sử dụng điện thoại của họ để tìm kiếm các mã giảm giá, happy hour và các món ăn bí mật trong thực đơn. Công nghệ cũng giúp giữ cho thực khách được tiêu khiển, một tiêu chí quan trọng khi sự hài lòng của khách hàng không chỉ phụ thuộc vào đồ ăn ngon.

Wagamama, một chuỗi ramen ở UK với 140 cửa hàng, sở hữu một trong những ứng dụng AR đầu tiên nhằm giúp khách hàng có việc gì đó để làm trong khi chờ đợi món ăn của họ được phục vụ. Thực khách có thể làm những việc như xem nhạc sĩ biểu diễn trong các lễ hội âm nhạc và bầu chọn cho những món ăn yêu thích của họ.

Mạng xã hội đang biến mỗi bữa ăn thành một bữa tiệc di động. Đối với hầu hết thực khách, một sao trong đánh giá trên mạng còn quan trọng hơn một sao Michelin. Nhận thức được xu hướng này, ngành dịch vụ nhà hàng đang mở rộng thực đơn công nghệ và hi vọng rằng AI cũng như AR là những yếu tố chính trong thành công của họ.

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM