Bão số 9: Thương lắm, người dân miền Trung cẩn thận ghi tên lên từng tấm mái tôn để lỡ có bị gió thổi bay vẫn tìm lại được

28/10/2020 13:15 PM | Xã hội

"Tôn nhà chú Tuấn, bay xin lại" được ghi lại trên mái tôn của nhà dân là những hình ảnh đầy xót xa mà người dân vùng bão đã làm thành quen mỗi lần bão đổ bộ.

Cơn bão số 9 đang đổ bộ lên dẻo đất miền Trung vốn chưa thể phục hồi sau trận mưa lũ lịch sử trước đó. Bà con mảnh đất này dường như đã quá quen với việc sống chung với bão lũ, chính vì vậy, họ cũng luôn có những cách thức phù hợp để ứng phó mỗi lần bão về.

Bão số 9: Thương lắm, người dân miền Trung cẩn thận ghi tên lên từng tấm mái tôn để lỡ có bị gió thổi bay vẫn tìm lại được - Ảnh 1.

Những dòng chữ cẩn thận ghi lên mái nhà là việc người dân trong vùng bão đang thực hiện thời điểm này.

Hình ảnh những tấm tôn được cẩn thận ghi tên như thế này mới đây đã xuất hiện trên mạng xã hội khiến nhiều người tò mò, thế nhưng câu chuyện về những tấm tôn được "đánh dấu chủ quyền" này lại khiến người ta không khỏi ngậm ngùi.

Bão số 9: Thương lắm, người dân miền Trung cẩn thận ghi tên lên từng tấm mái tôn để lỡ có bị gió thổi bay vẫn tìm lại được - Ảnh 2.

Bảo toàn tài sản với 1 icon dễ thương nhưng lại thể hiện tinh thần sẵn sàng chiến đấu với "giặc bão lũ".

Do sức tàn phá kinh hoàng của cơn bão số 9 "cuồng phong", người dân phải sống trong tâm bão thời điểm này để đề phòng mái tôn nhà mình bị gió cuốn bay đã phải cẩn thận viết tên lên mái nhà.

Có những hộ gia đình còn cẩn thận viết thông điệp nhờ vả nếu nhỡ mái nhà mình bay mất mà ai nhặt được thì cho xin lại.

Bão số 9: Thương lắm, người dân miền Trung cẩn thận ghi tên lên từng tấm mái tôn để lỡ có bị gió thổi bay vẫn tìm lại được - Ảnh 3.

Với nhiều người đây có thể là hình ảnh lạ lùng nhưng với người dân vùng bão thì đây là việc hiển nhiên mỗi lần bão về

Bão số 9: Thương lắm, người dân miền Trung cẩn thận ghi tên lên từng tấm mái tôn để lỡ có bị gió thổi bay vẫn tìm lại được - Ảnh 4.

"Tôn nhà Tuấn, bay cho xin lại" là thông điệp cẩn thận để lại phòng trường hợp gió lớn bốc bay mái nhà.

Có thể với nhiều người việc viết tên "bảo đảm chủ quyền" này thật xa lạ, thậm chí không ít người cho rằng đây là trò vui đùa của con trẻ nghịch ngợm, thế nhưng đây lại là chuyện thường với người dân vùng bão mỗi lần chống chọi với bão.

Bão số 9: Thương lắm, người dân miền Trung cẩn thận ghi tên lên từng tấm mái tôn để lỡ có bị gió thổi bay vẫn tìm lại được - Ảnh 5.

Có lẽ chuyện gió thổi bay mất mái chẳng còn là điều hi hữu với người dân vùng bão, những dòng chữ thể hiện sự chấp nhận đối diện và sẵn sàng khắc phục hậu quả sau bão này đã khiến người ta không khỏi ngậm ngùi.

Nơi mà mỗi vật dụng nhỏ nhất trong gia đình cũng là thứ họ vô cùng giữ gìn và quý trọng, nơi mà luôn phải gánh chịu những điều khắc nghiệt nhất của thiên tai thì chẳng thể làm gì khác ngoài việc đành phải "sống chung với bão lũ".

MẠN NGỌC

Cùng chuyên mục
XEM