Bác sĩ làm trong phòng ICU 22 năm chiêm nghiệm: “Bệnh tật không xảy ra đột ngột, nó chỉ được phát hiện đột ngột, hãy đi khám định kỳ!”

20/01/2024 10:00 AM | Sống

Liệu bệnh nhân và gia đình họ có thực sự đưa ra được những quyết định đúng đắn khi mạng sống của một cá nhân đang bị đe dọa? Có rất nhiều sự lựa chọn, không có đúng sai tuyệt đối, nó chủ yếu phụ thuộc vào việc quyết định có phù hợp với mong muốn của người bệnh hay không.

ICU (Intensive Care Unit) luôn được mệnh danh là "nơi gần cái chết nhất", là nơi giao thoa giữa sự sống và cái chết. Tuy nhiên, đây cũng là nơi xảy ra nhiều điều kỳ diệu xảy ra. 

Bác Thế Ninh là một bác sĩ ICU cấp cao với 22 năm kinh nghiệm tại một bệnh viện tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ông đã tham gia điều trị hàng chục nghìn trường hợp nguy kịch trong nhiều năm.

Một đêm năm 2017, ông tiếp nhận một bệnh nhân bị chấn thương, xuất huyết do tai nạn giao thông, bệnh nhân được đưa vào bệnh viện trong tình trạng sốc mất máu, hôn mê, không đo được huyết áp, bác sĩ phẫu thuật cố gắng hoàn thành ca phẫu thuật một cách khó khăn, tuy nhiên, mọi vết thương trên cơ thể bệnh nhân vẫn chảy máu liên tục.

Dù rất cố gắng cứu sống bệnh nhân, nhưng dấu hiệu sinh tồn của anh ấy tiếp tục xấu đi. Bác sĩ Bác Thế Ninh dần rơi vào tuyệt vọng. Nhưng khi huyết áp của bệnh nhân giảm xuống còn 60, 70, một điều kỳ diệu đã xảy ra.

Bác sỹ Bác Thế Ninh phát hiện máu trên tất cả các vết thương của bệnh nhân đều ngừng chảy, các biện pháp điều trị của bác sĩ, và quan trọng hơn là cơ chế tự phục hồi thần kỳ của cơ thể bệnh nhân đã cho phép anh ta được tái sinh.

Câu chuyện này được hơn 50 triệu người xem và 1,93 triệu người yêu thích. Bác sỹ Bác Thế Ninh chia sẻ: "Vào thời khắc sinh tử, các tế bào trong cơ thể bạn làm việc còn chăm chỉ hơn bạn". Những người đã đọc câu chuyện này coi đó là "điều kỳ diệu của cuộc sống".

Chứng kiến vô số khoảnh khắc sinh tử của bệnh nhân, vị bác sỹ này chia sẻ rằng: "Thật tuyệt vời khi được sống, và mỗi cuộc đời đều đáng trân trọng",

Theo bác sỹ Bác Thế Ninh, dù mỗi chúng ta đều đang theo đuổi sự chữa lành, nhưng tất cả chúng ta đều sẽ trải qua khoảnh khắc "không thể chữa lành". Mục đích cuối cùng của y học là mang lại sự an ủi cho bệnh nhân. Chữa lành là an ủi. Khi không còn thuốc chữa, sự kiên trì cũng là niềm an ủi cho bệnh nhân.

Một bác sĩ làm trong phòng phẫu thuật suốt 22 năm chiêm nghiệm: khi người thân bị bệnh nặng, làm thế nào để đưa ra quyết định đúng đắn trong thời điểm quan trọng? - Ảnh 1.

Vậy làm thế nào để đưa ra quyết định đúng đắn trong trường hợp người thân mắc bệnh nặng?

Khi bệnh nặng ập đến, với một người bình thường, phản ứng đầu tiên của họ thường là suy sụp, họ rơi vào trạng thái "sốc lý trí".

Lúc này, mọi suy nghĩ logic trước đây của bạn sẽ thất bại, và bạn sẽ cảm thấy bối rối khi phải đối mặt với việc điều trị: Nên tìm bác sĩ nào? Nên đưa ra lựa chọn ra sao? Có nên đặt nội khí quản không? Bạn có hồi sức tim phổi không? Có nên tiếp tục tích cực cứu chữa bệnh nhân khi không còn hy vọng cứu chữa?

Đây là những câu hỏi phổ biến nhất mà bệnh nhân và gia đình họ phải đối mặt.

Mỗi khi nhận được thông báo bệnh hiểm nghèo, phản ứng đầu tiên của người nhà bệnh nhân luôn là sự hoài nghi, không hiểu tại sao tình trạng người nhà lại đột ngột thay đổi. Câu nói phổ biến nhất của người nhà là: "Mấy ngày trước anh ấy/cô ấy vẫn ổn, sao đột nhiên lại ốm nặng?" (ICU được chia làm 2 cấp độ: "bệnh nặng" và "bệnh nguy cấp". Bệnh nặng có nghĩa là tình trạng bệnh đã nặng hơn, nhưng tạm thời không có tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, bệnh nguy cấp nghĩa là dấu hiệu sinh tồn của người bệnh rất không ổn định, sốc nặng, chảy máu ồ ạt, suy nội tạng, v.v. .)

Trong quá trình cấp cứu, người nhà bệnh nhân thường cảm thấy bối rối.

Một số thành viên trong gia đình cũng bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm cá nhân khi đưa ra quyết định, chẳng hạn như, anh có một người hàng xóm từng đặt nội khí quản nhưng không thể cứu được, khi đứng trước quyết định có nên đặt nội khí quản hay không, anh sẽ nói: "Đặt nội khí quản cũng vô ích". Kinh nghiệm cá nhân có ảnh hưởng tới mỗi quyết định của chúng ta.

Liệu bệnh nhân và gia đình họ có thực sự đưa ra được những quyết định đúng đắn khi mạng sống của một cá nhân đang bị đe dọa? Có rất nhiều sự lựa chọn, không có đúng sai tuyệt đối, nó chủ yếu phụ thuộc vào việc quyết định có phù hợp với mong muốn của người bệnh hay không.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân không thể bày tỏ được ý kiến trong quá trình được đưa đến bệnh viện và mong muốn của người nhà có thể không đại diện cho mong muốn của bệnh nhân.

Một bác sĩ làm trong phòng phẫu thuật suốt 22 năm chiêm nghiệm: khi người thân bị bệnh nặng, làm thế nào để đưa ra quyết định đúng đắn trong thời điểm quan trọng? - Ảnh 2.

Trước tình huống này, bác sỹ Bác Thế Ninh đề xuất 3 giải pháp:

Đầu tiên, trước khi bị bệnh nặng, hãy tìm người mà bạn tin tưởng, chẳng hạn như thành viên trong gia đình và nhờ người bạn tin tưởng làm điều đúng đắn.

Tuy nhiên, những người bạn tin tưởng không phải lúc nào cũng đưa ra quyết định đúng đắn. Người nhà có thể kéo dài nỗi đau của bệnh nhân vì không muốn từ bỏ, hoặc có thể từ bỏ những thứ không nên từ bỏ vì nhiều lý do khác nhau. Điều này đòi hỏi khi đưa ra quyết định, những người đáng tin cậy phải tìm kiếm sự trợ giúp chuyên môn và đưa ra quyết định cùng với bác sĩ.

Bác sỹ Bác Thế Ninh từng chữa trị cho một người phụ nữ bị xuất huyết nặng, mọi cơ quan trong cơ thể cô ấy đều ngừng hoạt động, tim cô ấy ngừng đập chín lần trong vài giờ.

"Đêm đó, tôi phán đoán bệnh nhân bị phù não nặng, tăng áp lực nội sọ, cần lọc máu cấp cứu nhưng rủi ro rất lớn. Lúc này, chồng của bệnh nhân ở trong trạng thái lo lắng, tay run rẩy, bồn chồn, ánh mắt hoảng loạn, khả năng đưa ra quyết định hợp lý trong nháy mắt là điều không thể.

Liệu anh ấy thực sự có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn vào lúc này?"

Lúc này, bác sỹ là người đưa ra quyết định thay bệnh nhân, đưa ra lời khuyên rằng nếu là người nhà, bác sỹ sẽ chọn phương án đó, bệnh nhân cuối cùng cũng đã vượt qua cơn nguy kịch.

Trong nhiều trường hợp, khi phải đối mặt với một quyết định nguy hiểm đến tính mạng, việc bác sĩ chủ động bày tỏ thiện chí với gia đình bệnh nhân có thể giúp gia đình bệnh nhân đưa ra quyết định đúng đắn.

Thứ hai, tình yêu cũng cần vừa có cái lý vừa có cái tình. Có cái lý có nghĩa là phải được khoa học và lý trí hỗ trợ; có cái tình có nghĩa là ngoài khoa học và lý trí, tình yêu còn cần sự đồng hành của người thân, quá trình điều trị không thể thiếu đi sự yêu thương và quan tâm với người bệnh.

Thứ ba, không bao giờ bỏ cuộc. Khi người bệnh còn hy vọng chữa trị, hãy tích cực điều trị, khi bệnh đã đến giai đoạn nặng và không thể cứu chữa được, chúng ta cũng cần tiếp tục chăm sóc và xoa dịu nỗi đau cho người bệnh. Hạn chế nói về việc "ngưng điều trị" khi người bệnh trong trạng thái tỉnh táo, điều này sẽ khiến người bệnh mất đi ham muốn sống và càng đau khổ hơn.

Nếu có thể tìm được một người đáng tin cậy, hành động lý trí và biết quan tâm, đồng thời không bao giờ từ bỏ hy vọng, những quyết định đúng đắn trong thời điểm quan trọng sẽ được đưa ra.

Một bác sĩ làm trong phòng phẫu thuật suốt 22 năm chiêm nghiệm: khi người thân bị bệnh nặng, làm thế nào để đưa ra quyết định đúng đắn trong thời điểm quan trọng? - Ảnh 3.

Bệnh tật không xảy ra đột ngột, nó chỉ được phát hiện đột ngột

Nhóm bệnh nhân chủ yếu trong phòng ICU là người cao tuổi, vì người cao tuổi, chức năng cơ quan kém, dễ bị suy nội tạng và các tai nạn tim mạch, mạch máu não khác nhau. Tuy nhiên, không phải không có những người trẻ tuổi, những người trẻ thường xuyên căng thẳng, thức khuya và thói quen sinh hoạt không lành mạnh gây ra những tác hại cho cơ thể một cách âm thầm, tuy không tới mức giống như trên mạng hay nói "thức khuya lâu ngày sẽ khiến bạn vào ICU".

Một lối sống buông thả sẽ không khiến bạn phải vào ICU ngay lập tức, nhưng nếu một ngày nào đó bạn bị bệnh nặng, vậy thì nguyên nhân chắc chắn không thể tách rời khỏi lối sống tồi tệ trong suốt một thời gian dài.

Bác sỹ Bác Thế Ninh thường nói: "Bệnh tật không xảy ra đột ngột, nó chỉ được phát hiện đột ngột."

Trên thực tế, việc phòng bệnh luôn quan trọng hơn chữa bệnh.

Đầu tiên, hãy điều chỉnh lối sống không lành mạnh của bạn. Chẳng hạn, bỏ hút thuốc, ít uống rượu, ăn ít đồ chiên rán và thịt chế biến sẵn, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, duy trì tập thể dục thường xuyên và đảm bảo ngủ đủ giấc.

Thứ hai, điều trị kịp thời các bệnh mãn tính. Ví dụ, nếu nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày, vậy thì dù có triệu chứng hay không thì nên điều trị càng sớm càng tốt.

Các hướng dẫn mới nhất chỉ ra rõ ràng rằng ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào, vi khuẩn này có thể gây viêm mãn tính một cách tinh vi và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Việc diệt trừ vi khuẩn HP có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày từ 50% đến 60%. Sau khi đã loại trừ, khả năng tái nhiễm ở người lớn chỉ là khoảng 1,7%.

Vì vậy, các bệnh mãn tính cần được điều trị và nên điều trị sớm.

Một bác sĩ làm trong phòng phẫu thuật suốt 22 năm chiêm nghiệm: khi người thân bị bệnh nặng, làm thế nào để đưa ra quyết định đúng đắn trong thời điểm quan trọng? - Ảnh 4.

Quan trọng hơn, hãy khám sức khỏe định kỳ.

Khám thực thể được chia thành hai phần: một là khám định kỳ, bao gồm xét nghiệm máu, chiều cao, cân nặng, lipid máu, điện tâm đồ, siêu âm, v.v.; phần thứ hai là sàng lọc bệnh chính xác, với các kiểm tra đặc biệt dựa trên tình trạng của từng người.

Chẳng hạn, nếu bạn trên 50 tuổi, có thói quen hút thuốc lá nhiều hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư, vậy thì nên chụp CT phổi liều thấp hàng năm: CT phổi liều thấp có thể phát hiện ung thư phổi sớm hơn, nếu được phẫu thuật kịp thời, tỷ lệ sống sót thêm 10 năm có thể đạt tới 100%. Đây chính là ý nghĩa của việc sàng lọc.

Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư ruột kết hoặc nếu bạn trên 50 tuổi, bạn cũng nên nội soi sàng lọc và loại bỏ bất kỳ polyp nào xuất hiện. Điều này giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Nhiều bệnh nhân khi đến ICU, người nhà rất hoang mang: "Bình thường không thấy có triệu chứng gì, sao tình trạng của tôi đột nhiên lại nghiêm trọng như vậy?"

Tất cả các bệnh mãn tính không hình thành trong một ngày, có thể phải mất ít nhất mười năm để một polyp tuyến phát triển thành ung thư. Y học ngày nay ngày càng phát triển, cơ hội lành bệnh của chúng ta cũng lớn hơn, nếu đợi đến khi bệnh nặng mới phát hiện thì thật đáng tiếc.

Giá trị lớn nhất của việc khám sức khỏe không phải là phát hiện những bệnh hiểm nghèo mà là phát hiện những bệnh nhẹ. Việc sàng lọc bệnh chỉ có giá trị nếu bạn ngăn ngừa được những bệnh nhẹ phát triển thành bệnh nghiêm trọng.

Nhiều người chúng ta vẫn còn có tâm lý ngại khám sức khỏe, vậy nhưng, khám sức khỏe vẫn là cách tốt nhất để sàng lọc trước bệnh.

Là một bác sĩ, bản thân bác sỹ Bác Thế Ninh cũng rất chú ý đến việc khám và sàng lọc thể chất. Công việc của các bác sĩ rất căng thẳng và sinh hoạt cũng không thể theo quy củ, trong trường hợp của bác sỹ Thế Ninh, cứ năm sáu ngày, ông lại phải làm ca đêm, làm việc 24 giờ một ngày. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, nó nhất định sẽ gây tổn hại lớn cho cơ thể. Thông thường, bản thân ông rất chú ý đến việc tập thể dục và chạy bộ ở công viên gần đó khi có thời gian để bù đắp những tác động tiêu cực của lối sống xấu lên cơ thể.

Cuộc sống rất quý giá, hãy yêu thương và trân trọng từng tế bào trên cơ thể!

Diệu Đan

Cùng chuyên mục
XEM