Y học vừa có bước đột phá mới khi cấy ghép thành công nội tạng cho những người nhiễm HIV

04/04/2016 08:02 AM | Sống

Giống như bất kì ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng nào khác, nội tạng của người nhiễm HIV hoạt động hoàn toàn bình thường và được ghép vào một người nhiễm HIV khác.

Vẫn có một câu nói đùa được nhiều người sử dụng với tựa "đã xấu mà lại còn xa, đã sida còn xông pha đi hiến máu" để ám chỉ có một số công việc mà người ta không thể thực hiện được.

Mặc dù vậy, sự phát triển của y học đã giúp những bệnh nhân của căn bệnh nguy hiểm HIV có khả năng hiến tặng nội tạng của mình cho những người khác. Nhưng họ chỉ nên hiến tặng cho những người nhiễm căn bệnh giống mình.

Vào thứ 4 vừa rồi, trung tâm y tế Johns Hopkins, Mỹ đã thực hiện ca ghép gan và thận đầu tiên từ một người hiến tặng bị nhiễm HIV. Đây là ca ghép nội tạng của một bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên tại Mỹ và cũng là một trong những lần đầu được thực hiện trên thế giới, trước đó việc ghép thận của một bệnh nhân nhiễm HIV đã từng được thực hiện ở Nam Phi.

Trong thống kê, có tới 600 người nhiễm HIV có khả năng hiến tặng nội tạng qua đời mỗi năm, nếu như một phần cơ thể của họ có thể được sử dụng để cấy ghép cho người khác, các bác sĩ tại Johns Hopkins cho rằng hơn 1.000 người có thể được cứu.

Thời điểm trước đây, nội tạng của những người nhiễm HIV đều bị tiêu huỷ mặc dù họ có kì vọng được hiến tặng nội tạng cho các bệnh nhân nhiễm HIV khác.

Trước đây luật pháp tại một số quốc gia từng cấm thực hiện phẫu thuật hay cấy ghép nội tạng của người nhiễm HIV, may mắn thay luật định này đã được tạm dừng vào năm 2013 giúp cho các bác sĩ, nhà khoa học nghiên cứu thêm để tìm gia phương pháp thay thế nội tạng cho một số bênh nhân nhiễm HIV khác.

Tháng 1 năm nay đánh một dấu mốc quan trọng khi trung tâm y tế Johns Hopkins nhận được chấp thuận từ chính quyền cho phép thực hiện ca phẫu thuật nêu trên, tất nhiên danh tính của cả người hiến lẫn người nhận đều được giữ bí mật.


Những ca phẫu thuật ghép nội tạng của người nhiễm HIV chỉ nên thực hiện với người nhận cũng nhiễm HIV để tránh virus lan truyền sang người không nhiễm bệnh.

Những ca phẫu thuật ghép nội tạng của người nhiễm HIV chỉ nên thực hiện với người nhận cũng nhiễm HIV để tránh virus lan truyền sang người không nhiễm bệnh.

Chỉ tính riêng tại Mỹ, có tới hơn 122.000 người có nhu cầu thay thế nội tạng mặc dù vậy số lượng người hiến tặng ngày một giảm đi. Giáo sư Dr. Dorry L. Segey của trung tâm Johns Hopkins cho rằng việc cho phép sử dụng nội tạng của những người nhiễm HIV để cấy ghép là một bước đi đúng đắn vì phần nội tạng này có thể cứu sống những bệnh nhân khác thay vì vứt bỏ chúng đi như luật đã quy định trước đó.

Người nhận đang có những phản hồi tích cực về bộ phận được cấy ghép, sức khoẻ của người nhận hoàn toàn bình thường và bộ phận cấy ghép hoạt động đúng như những gì các bác sĩ kì vọng.

Người nhận tính tới thời điểm hiện tại đã mắc virus HIV hơn 30 năm trong khi đó người hiến đã mắc HIV trong khoảng 25 năm. Các bác sĩ tại Johns Hopkins cho hay người nhận đã trở về nhà sinh sống bình thường trong khi người hiến cần được theo dõi thêm nhưng cũng sẽ ra viện trong vài ngày tới.

Van Vu

Cùng chuyên mục
XEM