Xóa 4 nhóm ứng dụng quen thuộc để ngăn mình 'tiêu hoang', tôi thấy đây là quyết định sáng suốt nhất cuộc đời: Tiết kiệm được hàng nghìn USD!

22/01/2021 09:16 AM | Kinh doanh

Một tay viết của Business Insider chia sẻ rằng cô thực sự hối hận khi chi quá nhiều tiền cho các ứng dụng mua sắm online, giao đồ ăn hay thậm chí dịch vụ du lịch. Theo đó, việc xóa gần như toàn bộ những ứng dụng này đã giúp cô tiết kiệm đến 1.000 USD.

*Bài viết là chia sẻ của Jen Glantz. Cô là một doanh nhân người Mỹ và nhà sáng lập của mục Bridemaid thuộc tạp chí Hire.

Tôi sẽ là người đầu tiền thừa nhận rằng mình có mối quan hệ không lành mạnh với chiếc điện thoại của mình. Nó ở cạnh tôi mọi lúc, ngoại trừ lúc đi tắm, dù nó vẫn ở trong tầm tay của tôi. Đầu năm 2020, khi đại dịch khiến mọi thứ đình trệ, mối quan hệ đó thậm chí càng trở nên khăng khít và điện thoại trở thành người bạn bên tôi mọi lúc. Tôi đã sử dụng từ 7-8 tiếng mỗi ngày.

Điều duy nhất tồi tệ hơn thời gian sử dụng điện thoại đó là việc này ảnh hưởng đến ví tiền của tôi như thế nào. Những hóa đơn từ thẻ tín dụng của tôi bắt đầu tăng cao với những lần mua hàng khi tôi đang "lướt" điện thoại và sử dụng một số ứng dụng. Khi phải dùng đến khoản tiền eo hẹp của mình, tôi bắt đầu nhận ra cách duy nhất là xóa các ứng dụng tôi đang sử dụng nhiều nhất và khiến tôi tiêu nhiều tiền nhất. Làm điều đơn giản như vậy, tôi đã tiết kiệm hơn 1.000 USD vào năm 2020.

Dưới đây là những loại ứng dụng khiến tôi mất nhiều tiền, cách tôi "chia tay" chúng và làm cách nào bạn không dành thời gian và tiền bạc khi đang sử dụng điện thoại.

1. Ứng dụng mua sắm trực tuyến

Đây là danh mục ứng dụng đầu tiên tôi xóa trên điện thoại. Thật dễ dàng tìm thấy thứ mình muốn hoặc cần mua chỉ bằng việc lướt điện thoại, hay thậm chí mọi thứ còn nhanh hơn khi mở một ứng dụng và nhấp vào nút "mua".

Tôi bắt đầu nhận thấy rằng hơn 75% các đơn đặt hàng của tôi được thực hiện thông qua các ứng dụng mua sắm là những đồ không cần thiết. Tôi thường truy cập vào các ứng dụng đó để mua nhu yếu phẩm, nhưng cuối cùng giỏ hàng có rất nhiều đồ dùng khác mà tôi không cần.

Tôi nhận ra rằng, nếu không có những ứng dụng này trên điện thoại, tôi sẽ ít bị cám dỗ hơn bởi việc mua sắm trực tuyến và không còn "vu vơ" đặt hàng khi đang rảnh rỗi.

2. Các trò chơi có tính năng mua hàng trong ứng dụng

Năm ngoái, tôi đã thành công trong việc "làm nhiều việc cùng một lúc", đó là giành thời gian rảnh để xem TV trong khi vẫn chơi game trên điện thoại. Điều tôi không nhận ra cho đến khi kiểm tra bảng sao kê thẻ tín dụng đó là tôi đã chi tiền quá nhiều cho các giao dịch mua hàng trong game này.

Tôi bắt đầu mua số "đá quý" trong game trị giá 4,99 USD và sau đó là 0,99 USD để "thêm bước đi", đây đã trở thành những khoản tiền tôi thường xuyên trả. Có 1 tháng, lượng giao dịch trong ứng dụng của tôi đã lên đến 30 USD.

Cách duy nhất để kết thúc thói quen chơi game và chi tiêu mới có này là xóa tất cả các ứng dụng đó trong 1 lần. Nếu không làm như vậy, tôi lo ngại rằng 30 USD sẽ trở thành khoản tiền tôi chi tiêu hàng tháng và đến cuối năm khoản tiền này sẽ lên đến 360 USD.

Tôi đã thay thế những ứng dụng này bằng các trò chơi cũ. Tôi đã mua 4 bộ board game và một bộ bài với giá chưa đến 10 USD tại 1 cửa hàng đồ cũ.

3. Dịch vụ giao đồ ăn

Trước khi đại dịch bùng phát, tôi đã nỗ lực hạn chế sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn xuống 2 tuần/lần, thường là vào cuối tuần. Nhưng khi dịch bệnh hoành hành, tôi cảm thấy mệt mỏi vì phải nấu ăn quá nhiều. Do đó, đầu tháng 4, tôi đã dùng những ứng dụng này ít nhất 1 lần/ngày. Thậm chí, có những ngày tôi đặt đồ ăn tới 3 lần và tiêu tốn tới hơn 125 USD/tuần.

Việc này thực sự rất khó, nhưng tôi đã xóa mọi ứng dụng đồ ăn khỏi điện thoại. Điều này không có nghĩa là tôi dừng hoàn toàn việc đặt đồ ăn, bởi tôi đặt mục tiêu chỉ chi 45 USD/tuần cho việc gọi đồ ăn bên ngoài. Theo đó, tôi đã tiết kiệm được trung bình 80 USD/tháng.

4. Ứng dụng dịch vụ du lịch

Vào những năm trước, tôi thường đi du lịch khá nhiều, một phần vì công việc. Tôi có mọi ứng dụng đặt phòng khách sạn, hãng hàng không trên điện thoại. Những ứng dụng này giúp tôi đặt vé cho các chuyến đi một cách nhanh chóng và thông báo những chương trình khuyến mãi để tôi kịp thời đặt trước.

Khi đại dịch khiến mọi hoạt động du lịch ngừng trệ, tôi không xóa các ứng dụng này nhưng tìm một cách khác để sử dụng, đó là xem những chương trình khuyến mại và đặt các kỳ nghỉ ở thời gian xa hơn. Tôi nghĩ rằng, nếu không thể du lịch trong tương lai gần, tôi sẽ tiết kiệm tiền và đặt các chuyến đi xa ngay bây giờ.

Tuy nhiên, suy nghĩ đó là một sự thiếu sót. Do thiếu tính toán và đặt kỳ vọng lớn, tôi đã đặt 3 kỳ nghỉ cho năm 2020, sau đó buộc phải hủy bỏ. Tôi được hoàn tiền với một số chuyến đi, nhưng một số khác chỉ nhận được voucher cho các chuyến trong tương lai.

Do đó, tôi đã xóa toàn bộ ứng dụng đặt phòng khách sạn và vé máy bay. Bằng cách đó, tôi sẽ không lãng phí thời gian, tiền bạc để lên kế hoạch cho kỳ nghỉ trong tương lai mà tôi đặt thiết kiểm soát.

Điều tôi học được khi xóa những ứng dụng này là sự kiềm chế. Tôi cũng nhận ra rằng, mình không cần đến 5 ứng dụng khác nhau, khiến bạn có nhiều lựa chọn mua sắm hơn. Trong tương lai, tôi sẽ chỉ lựa chọn 2 ứng dụng cho mỗi danh mục, đặt ra giới hạn chi tiêu và có kế hoạch rõ ràng.

Lục Lam

Cùng chuyên mục
XEM