Xin việc khắp nơi đều 'bị loại từ vòng gửi xe', chàng trai không bằng đại học, không tiền quyết định mở công ty riêng, hiện là ông chủ của hãng tên lửa tỷ USD

12/04/2023 09:45 AM | Kinh doanh

Mang giấc mơ tìm việc trong ngành hàng không vũ trụ đến Mỹ nhưng bị từ chối phũ phàng, người đàn ông nảy ra ý định "làm chủ" ngay trên chuyến bay trở về nhà.

Xin việc khắp nơi đều 'bị loại từ vòng gửi xe', chàng trai không bằng đại học, không tiền quyết định mở công ty riêng, hiện là ông chủ của hãng tên lửa tỷ USD - Ảnh 1.

Đầu năm 2006, Peter Beck đã thực hiện một “cuộc hành hương bằng tên lửa” đến Mỹ.

Trên thực tế, Beck – một người New Zealand chính hiệu luôn mơ ước được phóng tên lửa vào vũ trụ. Anh ấy thậm chí còn bỏ đại học cũng vì đam mê này. Theo đó, Beck dành thời gian học việc tại một nhà sản xuất dụng cụ để có thể học cách làm việc bằng đôi tay của mình, mày mò chế tạo tên lửa mô hình và chất đẩy trong thời gian rảnh rỗi.

Vào thời điểm tới Mỹ, Beck đã chế tạo một chiếc xe đạp tên lửa chạy bằng hơi nước có tốc độ gần 90 dặm/giờ. Anh kỳ vọng các thí nghiệm của mình đủ để thuyết phục NASA hoặc các công ty như Boeing thuê anh ấy làm thực tập sinh. Dẫu vậy, không may cho Beck, anh bị bảo vệ “hộ tống” ra khỏi văn phòng của nhiều phòng thí nghiệm tên lửa ngay lập tức.

Beck, hiện 45 tuổi, trả lời phỏng vấn CNBC: “Nhìn bề ngoài, tôi là một công dân nước ngoài đến căn cứ Không quân để hỏi cả đống câu hỏi về tên lửa - điều đó có vẻ không ổn”.

Tuy nhiên, anh biết được rằng có rất ít công ty đang thực sự chế tạo thứ mà anh muốn chế tạo: Tên lửa nhẹ, cận quỹ đạo để vận chuyển các vệ tinh nhỏ. Trên chuyến bay trở về New Zealand, anh đã lên kế hoạch cho công ty khởi nghiệp trong tương lai của mình, thậm chí còn vẽ logo công ty tương lai… lên khăn ăn.

Tuy nhiên, hành trình sau đó không hề dễ dàng. Việc thuyết phục các nhà đầu tư ủng hộ một người không có bằng đại học, trong một ngành mà founder thậm chí không thể có được một suất thực tập đương nhiên không dễ dàng. Nếu thất bại sẽ càng đẩy anh ra xa giấc mơ cả đời của mình.

Cuối năm đó, Beck vẫn quyết tâm thành lập công ty Rocket Lab. Năm 2009, đây trở thành công ty tư nhân đầu tiên của Nam bán cầu tiếp cận không gian. Ngày nay, Rocket Lab là một công ty đại chúng có trụ sở tại Long Beach, California với vốn hóa thị trường là 1,8 tỷ USD. Họ đã hoàn thành hơn 35 lần phóng tên lửa vào không gian, bao gồm cả việc phóng một vệ tinh của NASA vào quỹ đạo quanh mặt trăng vào năm ngoái.

Mới đây, Beck thảo luận về cách anh ấy biến sự thất vọng thành cơ hội, những thách thức lớn nhất mà anh ấy phải đối mặt và liệu anh ấy có bao giờ hối hận về quyết định thành lập Rocket Lab hay không trong một bài phỏng vấn với CNBC.

PV: Khi không thể tìm được một công việc trong ngành hàng không vũ trụ ở Mỹ, anh ngay lập tức bắt đầu nghĩ đến việc thành lập công ty của riêng mình. Tại sao?

Beck: Một trong những điều tôi luôn khó chịu đó là mọi thứ phải mất bao lâu mới hoàn thành. Bất kỳ ai làm việc quanh tôi đều biết rằng: Mọi thứ đều có tính cấp bách cao. Tôi không đi bộ lên lầu, tôi chạy lên lầu. Khi chúng tôi phát triển thành một công ty, đó luôn là một cuộc chạy nước rút.

Tôi ước mọi thứ sẽ nhanh hơn. Tôi luôn chiến đấu với thời gian.

PV: Làm thế nào anh nhận thấy một cánh cửa cơ hội đang mở ra, và khi nào thì đáng để mạo hiểm để nhảy qua đó?

Beck: Hãy sử dụng trực giác của bạn.

Tôi sẽ phân loại công việc của mình là chấp nhận rủi ro lớn và sau đó giảm thiểu rủi ro đó xuống mức độ thứ n. Vì vậy, bạn phải nhìn thấy các cửa sổ cơ hội và chạy vào chúng.

Tôi bắt đầu bằng cách rất phân tích: “OK, chúng tôi ở đây. Điều gì đã xảy ra để chúng tôi đến đây? Và làm thế nào để chúng ta ra khỏi đây?”

Đôi khi, bạn có thể chấp nhận rủi ro lớn. Đôi khi, bạn cần phải rất an toàn và có phương pháp để rút lui khỏi các tình huống. Kiểm soát những thứ bạn có thể kiểm soát và thừa nhận những thứ bạn không thể kiểm soát.

Điều hành một công ty tên lửa giống như 1 cảnh trong phim “Indiana Jones”, khi nam chính bị quả bóng khổng lồ đuổi theo. Bạn phải thực hiện một cách hoàn hảo, bởi vì thời điểm không thực hiện, hậu quả có thể đến với công ty khá nhanh chóng.

PV: Anh ước mình đã biết điều gì khi quyết định thành lập công ty tên lửa của riêng mình?

Beck: Cho tới cuối cùng, có lẽ tôi sẽ không thay đổi bất cứ điều gì. Có rất nhiều sai sót và thất bại trên đường đi, nhưng cuối cùng, những điều đó tạo nên “DNA” của một công ty.

Việc đưa tên lửa đầu tiên lên quỹ đạo là phần dễ nhất. Trên tên lửa số 1, bạn có tất cả các kỹ sư và kỹ thuật viên của mình miệt mài với một tên lửa trong một khoảng thời gian dài. Giờ đây, cứ 18 ngày lại có một tên lửa lăn ra khỏi dây chuyền sản xuất đó. Điều đó khó hơn rất nhiều.

PV: Thử thách lớn nhất anh gặp phải khi bắt đầu là gì?

Beck: Trong kinh doanh, không có gì có thể xảy ra nếu không nhận tài trợ. Khi mới thành lập Rocket Lab, tôi đã chạy quanh Thung lũng Silicon để cố gắng huy động 5 triệu USD.

Vào thời điểm đó, đó là một số tiền vô lý đối với một công ty khởi nghiệp tên lửa. Bản thân một sản phẩm như tên lửa đã là vô lý bởi lúc đó chỉ có SpaceX. Công ty khởi nghiệp tên lửa thành lập bởi một người sống ở New Zealand thậm chí còn phi lý hơn.

Dẫu vậy, công ty vẫn lớn lên và cố gắng huy động những khoản tài trợ vốn thực sự nhỏ. Điều đó thực sự định hình chúng tôi về việc trở nên hiệu quả một cách tàn nhẫn và tập trung tuyệt đối vào việc thực thi. Điều khó khăn nhất chúng tôi đã làm có lẽ là định hình công ty thành phiên bản thành công nhất có thể.

PV: Khi nào anh cảm thấy áp lực nhất?

Beck: Điều đáng sợ nhất mà tôi từng làm là bữa tiệc Giáng sinh của nhân viên. Đó là thời điểm bạn nhận ra rằng các quyết định của bạn sẽ chịu trách nhiệm cho sinh kế của tất cả những người này. Là một công ty đại chúng, tôi càng coi trọng điều đó hơn. Đó là một áp lực rất lớn.

Trên hết, chúng tôi có khách hàng. Vì vậy, tôi hoàn toàn ghét ngày phóng tên lửa. Bây giờ chúng tôi đã thực hiện 35 lần phóng, tôi không còn lo sợ như trước nữa. Nhưng thực sự tôi vẫn không thích giây phút đó, bởi vì có quá nhiều đầu tư vào mỗi lần phóng. Rất nhiều trách nhiệm ở đós.

Nguồn: CNBC

Phương Linh

Cùng chuyên mục
XEM