Trước trận Việt Nam-Nhật Bản: Vì sao biết có thể phải cắt lỗ "bằng mọi giá" nhưng nhiều người vẫn lao vào nghề phe vé?

11/11/2021 10:00 AM | Xã hội

Trận Việt Nam-Nhật Bản tới đây lại là cuộc chơi khiến nhiều dân phe vé "méo mặt" khi lượng người mua không nhiều như các trận bóng đá khác của đội tuyển.

Ảnh minh hoạ.Nguồn Internet
Ảnh minh hoạ.Nguồn Internet

Kinh tế" là từ Hán Việt, rút gọn của "kinh bang tế thế", có nghĩa "trị nước giúp đời", chỉ công việc của vua, quan trọng cai trị đất nước: chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần của dân. Nhưng từ kinh tế này được dùng để chỉ kinh tế học kiểu thị trường của phương Tây.

Với nhiều người kinh tế là khái niệm mơ hồ và xa xôi. Tuy nhiên hiểu biết về kinh tế giúp bạn cải thiện cuộc sống, tiêu dùng tốt hơn, khôn ngoan hơn. Tại sao lại có lạm phát? Tại sao một số người lại quá giàu, số khác quá nghèo? Những câu hỏi kinh tế này liên quan đến xã hội, hành vi con người, đời sống của bạn.

Nhờ hiểu biết kinh tế mà bạn có khả năng kiếm tiền, làm giàu. Ví dụ giá xăng tăng, người dân sẽ chuyển sang dùng xe đạp điện, để tiết kiệm nhiên liệu. Những người nhanh nhạy với tình hình sẽ nhập xe đạp điện về bán. Hay khi Chính phủ ra quy định dùng mũ bảo hiểm, những người này sẽ mua và bán mũ bảo hiểm ngay từ lúc quy định đó chưa được ban hành.

CafeBiz xin giới thiệu chuỗi bài "Kinh tế học vui" để giúp bạn thấy kinh tế học không khô khan như bạn nghĩ.


Câu chuyện các phe vé mua đi bán lại ăn chênh lệch đã chẳng còn gì mới với nền bóng đá Việt Nam cũng như nhiều nước. Thế nhưng trận Việt Nam-Nhật Bản tới đây lại là cuộc chơi khiến nhiều dân phe vé "méo mặt" khi lượng người mua không nhiều như các trận bóng đá khác của đội tuyển.

Bỏ qua câu chuyện tại sao trận Việt Nam-Nhật Bản lại ít thu hút hơn, một câu hỏi đặt ra là tại sao hoạt động phe vé lại khó loại bỏ đến vậy?

Theo lý thuyết kinh tế, hoạt động phe vé là một dạng kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) vốn rất phổ biến với những nhà đầu cơ. Trên thị trường chứng khoán hay tiền số, việc nhà đầu tư mua sản phẩm và bán lại với giá cao hơn để ăn chênh lệch không có gì hiếm lạ.

Trước trận Việt Nam-Nhật Bản: Vì sao biết có thể phải cắt lỗ bằng mọi giá nhưng nhiều người vẫn lao vào nghề phe vé? - Ảnh 2.

Mua thấp bán cao ăn chênh lệch. Nguồn: Internet

Về lý thuyết, đây được coi là hình thức kiếm lợi nhuận phi rủi ro cho người giao dịch khi nhà đầu tư thực hiện mua và bán một sản phẩm hay một công cụ tài chính giống nhau trên nhiều thị trường khác nhau ở cùng một thời điểm để thu lợi nhuận thông qua chênh lệch về giá.

Lấy ví dụ một cổ phiếu của công ty A giao dịch mức giá 5 USD/cổ trên sàn chứng khoán New York nhưng lại có mức giá 5,05 USD/cổ trên sàn giao dịch London do chênh lệch tỷ giá. Vậy là nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu ở sàn New York và bán lại nó trên sàn London để thu phần lãi 0,05 USD.

Một ví dụ khác trên thị trường tiền số là Bitcoin khi nhà đầu cơ mua đồng tiền này ở mức giá thấp trên 1 sàn và bán chúng tại sàn khác vốn có mức giá cao hơn để ăn chênh lệch.

Tương tự cũng như phe vé, họ sẽ mua vé chính thức với giá thấp hoặc lấy vé từ các con đường khác với chi phí thấp hơn thị trường để bán lại với giá cao hơn. Nếu trận đấu thu hút người xem, mức giá của cặp vé sẽ tăng nhiều lần nhưng nếu ngược lại, họ có thể bán lại với giá thường hoặc thậm chí sử dụng chúng.

Rủi ro nghề phe vé

Về lý thuyết, hoạt động ăn chênh lệch giá này khá đơn giản và dễ thực hiện. Bởi vậy phe vé khó lòng chấm dứt khi nhiều người muốn kiếm lời từ các trận đấu thể thao, nhất là những trận có đội tuyển quốc gia Việt Nam vốn thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ.

Hoạt động này cũng được cho là an toàn hơn các hình thức đầu cơ khác khi nhanh chóng kết thúc giao dịch mà chẳng phải tính toán gì nhiều. Bất kỳ khi nào có chênh lệch giá là có thể thực hiện.

Tất nhiên về lý thuyết là vậy nhưng đầu cơ chênh lệch giá cũng có nhiều rủi ro. Đầu tiên là sự biến động trước khi bán ra. Tương tự như phe vé trận Việt Nam-Nhật Bản, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức hút của trận đấu đã khiến mức giá các cặp vé không quá cao như kỳ vọng. Nếu không tiêu thụ được trước khi trận đấu diễn ra, những phe vé ôm hàng có thể sẽ bị lỗ.

Với các nhà đầu tư, đây được coi là rủi ro thanh khoản khi không tìm đủ được lượng người mua cần thiết. Lượng thanh khoản thị trường yếu hơn sẽ khiến lợi nhuận thu về kém hơn hoặc thậm chí bị lỗ.

Trước trận Việt Nam-Nhật Bản: Vì sao biết có thể phải cắt lỗ bằng mọi giá nhưng nhiều người vẫn lao vào nghề phe vé? - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Đấy là trên thị trường phe vé, còn chứng khoán và tiền số thì rủi ro đa dạng hơn rất nhiều.

Đầu tiên một số giao dịch Arbitrage chỉ có thể được thực hiện bởi các tổ chức tài chính lớn khi họ có đủ nguồn tiền khổng lồ để tận dụng sự chênh lệch giá dù nhỏ nhất và gom hàng lượng lớn. Với các nhà đầu tư cá nhân, họ sẽ không đủ tài chính cần thiết để mua số lượng hàng ăn chênh lệch. Trong khi đó phí giao dịch và những chi phí phát sinh khác sẽ bòn rút hết lợi nhuận chênh lệch giá.

Bên cạnh đó, do không thể đoán trước được thời gian chênh lệch giá dễ dàng như một trận bóng đá nên các tổ chức sẽ phải theo dõi liên tục, phân tích với vô số dữ liệu, biểu đồ chuyên môn. Chúng đòi hỏi thời gian, tiền bạc và sự kiên nhẫn kinh khủng. Với thị trường chứng khoán lẫn tiền số, đôi khi chênh lệch giá chỉ diễn ra trong vài giây bởi cơ chế tự điều chỉnh cân bằng của cung cầu hoặc do chính nền tảng sàn giao dịch.

Một rủi ro nữa là sự cạnh tranh của nhiều người chơi. Trong khi phe vé thường được giới hạn tại 1 trận đấu thì giao dịch arbitrage diễn ra trên rất nhiều thị trường với sự tham gia của vô số nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức. Việc có quá nhiều người chơi sẽ khiến rủi ro trên thị trường tăng cao hơn khi có quá nhiều nhân tố biến động không thể kiểm soát.

Huyền Băng

Cùng chuyên mục
XEM