"Why not Vietnam?" - Bức tranh kinh tế hơn 30 năm và góc nhìn của một nhà đầu tư Mỹ

15/11/2020 08:27 AM | Xã hội

"Nhìn vào bức tranh toàn cảnh kinh tế Việt Nam trong 31 năm từ năm 1988 đến 2019, thì 30/31 năm ấy, GDP Việt Nam tăng trưởng trên 5%/năm", Chad Ovel - Tổng Giám đốc Quỹ Mekong Capital - nhận định. Sinh ra và lớn lên tại Mỹ, Chad đã dành hơn 20 năm ở Việt Nam. Hiện ông cũng đảm đương vị trí Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại TPHCM và Đà Nẵng.

Góp mặt tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2020 (VBS), Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng khẳng định sức hút của nền kinh tế Việt Nam với mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bền vững suốt 14 năm.

Chia sẻ sau ông Hoàng, nhà đầu tư Mỹ Chad Ovel - Tổng Giám đốc Mekong Capital - bày tỏ muốn vẽ lên một bức tranh cũng về GDP, nhưng ở một góc độ khác.

Why not Vietnam? - Bức tranh kinh tế hơn 30 năm và góc nhìn của một nhà đầu tư Mỹ - Ảnh 1.

Ông Chad Ovel - Tổng Giám đốc Mekong Capital.

Ông Chad, cũng là Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại TPHCM và Đà Nẵng, chia sẻ: Suốt giai đoạn 1988 - 2019, trong 31 năm thì có đến 30 năm tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức hơn 5%/năm.

Why not Vietnam? - Bức tranh kinh tế hơn 30 năm và góc nhìn của một nhà đầu tư Mỹ - Ảnh 2.

"Bức tranh toàn cảnh ấy nổi bật lên tính từ "bền vững" - một tính từ rất quan trọng với giới đầu tư", ông Chad nói.

"Vì sao lại đầu tư vào Việt Nam? Các doanh nghiệp quan tâm đầu tư thế nào? Một trong những quan ngại ban đầu của các nhà đầu tư là vấn đề lạm phát. Trong năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập trung rất nhiều vào vấn đề kiểm soát lạm phát, và đảm bảo tăng trưởng tín dụng chất lượng cao. Trong 5 năm qua, lạm phát của Việt Nam ở trong mức độ rất dễ chịu (comfortable)".

Why not Vietnam? - Bức tranh kinh tế hơn 30 năm và góc nhìn của một nhà đầu tư Mỹ - Ảnh 3.

Một yếu tố khác nhà đầu tư Mỹ này đề cao Việt Nam là yếu tố tiền tệ. Theo ông Chad, đồng Việt Nam là một trong những đơn vị tiền tệ ổn định nhất so với các đơn vị tiền tệ của ASEAN.

Why not Vietnam? - Bức tranh kinh tế hơn 30 năm và góc nhìn của một nhà đầu tư Mỹ - Ảnh 4.

"Trong đồ thị trên, chúng ta có thể thấy đường màu đen gần như chạy thẳng, không trồi sụt, đó là tỷ giá VND/USD. Rõ ràng đấy là một trong số những đồng tiền ổn định nhất so với sự trồi sụt của các đơn vị tiền tệ khác", ông Chad nói.

Tổng Giám đốc Mekong Capital cũng đề cao mức độ khả đoán của chính sách pháp lý tại Việt Nam.

"Từ kinh nghiệm của chúng tôi trong hơn 20 năm qua đầu tư vào Việt Nam, Chính phủ cam kết rất cao đối với vấn đề tham vấn khu vực tư nhân, hầu như không có điều ngạc nhiên, bất ngờ đối với cộng đồng doanh nghiệp. Luật và quy phạm phát luật luôn được cập nhật", nhà đầu tư Mỹ này bình luận.

"Tôi không thể nghĩ ra được một nước nào khác trên thế giới khi quý vị tới và hạ cánh ở sân bay quốc tế thì không phải lằng nhằng về khai báo giấy tờ. Trong lĩnh vực này, Việt Nam cũng đạt được mức độ Chính phủ điện tử rất tốt. Điều này thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đỡ chuyện xếp hàng dài, ký tá, khai báo bằng tay. Giờ đã có thể làm trực tuyến, qua mail, sau 10 - 15 ngày chúng tôi nhận được thông báo qua email rằng chúng tôi đã được xác nhận, và cứ thế sang Việt Nam hạ cánh và nhập cảnh".

Ông Chad cũng đánh giá cao Việt Nam ở tầng lớp trung lưu.

Why not Vietnam? - Bức tranh kinh tế hơn 30 năm và góc nhìn của một nhà đầu tư Mỹ - Ảnh 5.

Ở Việt Nam, tầng lớp trung lưu đã tăng rất nhanh từ 12 triệu người lên 33 triệu người trong vòng 6 năm (2014 - 2020). Tỷ trọng giới trung lưu/tổng dân số cũng tăng từ 13,1% lên 34,2%.

Trong đó, 91% người Việt sở hữu nhà của mình. Yếu tố này bổ trợ rất tốt cho các hoạt động thế chấp, cầm cố, khi danh mục đầu tư của Mekong Capital có chuỗi cầm đồ kiểu mới F88.

"Những yếu tố trên cùng với niềm tin cao của người tiêu dùng sẽ là động cơ tăng trưởng rất tốt thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Các bạn hoàn toàn có thể so với các quốc gia khác trong khu vực Châu Á", ông Chad nói.

Trước khi kết thúc bài trình bày của mình, ông Chad đưa ra 3 hình ảnh người lao động Việt Nam làm việc tại các nhà máy sản xuất. Một bức ảnh năm 2000, người Việt chủ yếu làm trong các nhà máy dệt may, da giày.

Đến năm 2010, ông Chad chọn hình ảnh nhà máy điện tử với dấu mốc tham gia sản xuất tại Việt Nam của những ông lớn điện tử Intel, Samsung.

Why not Vietnam? - Bức tranh kinh tế hơn 30 năm và góc nhìn của một nhà đầu tư Mỹ - Ảnh 6.

Năm 2020, Việt Nam nổi bật với ngành đòi hỏi mức phức tạp cao hơn - công nghiệp sản xuất ô tô, mà cái tên tiêu biểu được nhắc đến nhiều là VinFast.

"So, when you are ready to travel again, why not Vietnam?" (Khi các bạn có thể di chuyển trở lại, tại sao không đến Việt Nam?", nhà đầu tư Mỹ 24 năm gắn bó với Việt Nam nhắn nhủ.

Chad Ovel đã sống và làm việc tại Việt Nam liên tục từ năm 1996. Ông là Tổng Giám đốc Mekong Capital, công ty tư vấn quản lý quỹ đầu tư chuyên về vốn cổ phần chưa niêm yết tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào các ngành theo xu hướng tiêu dùng. Được thành lập năm 2001, Mekong Capital là công ty có bề dày thành tích sâu rộng nhất về vốn cổ phần chưa niêm yết tại Việt Nam.

Trước khi gia nhập Mekong Capital, Chad đảm nhận vị trí CEO dẫn dắt công ty ScanCom, công ty xuất khẩu hàng nội thất tăng trưởng mạnh mẽ, và lãnh đạo tập đoàn AA Corporation, doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực xây dựng, bán lẻ và sản xuất.

Chad đến từ Cedar Rapids, Iowa. Ông có bằng cử nhân của Carleton College và bằng MBA của Đại học Chicago. Báo Đầu tư cho biết, thực ra, khi còn là sinh viên đại học, Chad dành tình cảm cho Trung Quốc, nhưng sau lời khuyên của một người bạn, ông chuyển hướng tìm việc tại mảnh đất hình chữ S, và bén duyên với một cô gái Việt.

ong-chad-ovel-tong-giam-doc-mekong-capital-501-trong-toi-la-nguoi-viet-nam1455117858

Ảnh: Báo Đầu tư.

Bảo Bảo

Cùng chuyên mục
XEM