Warren Buffett: Đời người, thành - bại quan trọng nhất là chuyên tâm

29/11/2019 11:15 AM | Sống

Warren Buffett đã tự tổng kết và gói gọn thành công của mình trong hai chữ “chuyện tâm”.

Hơn nửa thế kỉ trở lại đây, Warren Buffett luôn nắm bắt rất đúng thời điểm, đối với nhà đầu tư huyền thoại này, các khoản đầu tư dài hạn của ông luôn đạt được lợi nhuận đáng kinh ngạc, một vài học giả thậm chí còn không thể tin được, cho rằng đây chỉ là những thành công nhờ vào sự may mắn.

Buffett đã tự tổng kết và gói gọn thành công của mình trong hai chữ "chuyện tâm". Gerhard Fritz Kurt Schröder, là một nhà chính trị Đức từng viết: "Ông ấy ngoài việc chú tâm vào các hoạt động thương nghiệp ra, thì những lĩnh vực khác như nghệ thuật, văn học, khoa học, du lịch hay kiến trúc... ông đều nhắm mắt làm ngơ, vì vậy, Buffett mới có thể chuyên tâm đi tìm nhiệt huyết của riêng mình". Gerhard nói, lúc nhỏ, Buffett luôn đem theo bên mình thứ tài sản quý giá nhất, công cụ đổi tiền tự động. Năm ông 10 tuổi, cha ông từng nói sẽ cho ông đi du lịch, ông nói với cha mình muốn đến Sở giao dịch chứng khoán New York. Không lâu sau đó, Buffett đọc được cuốn sách có tên "1000 cách kiếm 1000 USD", ông nói với bạn mình rằng muốn trở thành triệu phú trước năm 35 tuổi. "Trong hoàn cảnh đang diễn ra cuộc đại khủng hoảng thế giới như năm 1941, một đứa trẻ dám nói ra những lời như vậy, quả thật rất dũng cảm, thậm chí còn có chút ngu ngốc", Gerhard viết. "Nhưng... ông luôn tỏ ra rất quyết tâm rằng mình có thể hiện thực giấc mơ này."

Vào ngày cuối tuần của tuần lễ quốc khánh Mỹ năm 1991, Warren Buffett và Bill Gates đã gặp nhau. Cuộc gặp gỡ diễn ra dưới sự thúc đẩy của của Katharine Meyer Graham và Meg Greenfield, tổng biên tập tờ Washington Post.

Warren Buffett: Đời người, thành - bại quan trọng nhất là chuyên tâm - Ảnh 1.

Warren Buffett và Bill Gates

Buffett trước giờ luôn đánh giá rất cao Bill Gates dù Buffett lớn hơn Bill những 25 tuổi, ông biết Gates là một người rất thông minh, và một điều quan trọng hơn đó là họ luôn là đối thủ cạnh tranh trong danh sách những người giàu có của Forbes. Vốn dĩ với tính cách của Buffett, người không dám mạo hiểm trong khoản IT, ông nhất định sẽ không tham gia chuyến đi cuối tuần của Katherine, nhưng dưới sự thuyết phục của Greenfield, Buffett đã bị lung lay. Greenfield nói với ông: "Ông chắc chắn sẽ thích cha mẹ của Gates, hơn nữa còn rất nhiều người thú vị khác nữa sẽ đến". Cuối cùng, Buffett đã đồng ý.

Đối với cuộc gặp gỡ của hai "người khổng lồ", rất nhiều người đều tò mò và hiếu kì, bởi lẽ hai người họ đều có một điểm chung, nếu gặp phải vấn đề mà họ không quá hiểu rõ, họ sẽ lựa chọn cách kết thúc vấn đề. Mọi người có lẽ đã quá quen thuộc với việc Gates không giỏi che giấu sự không hứng thú của mình, thì Buffett, mặc dù khi gặp phải vấn đề nhàm chán, ông không vội đi ngay mà sẽ tìm sách giở ra đọc, nhưng bản thân ông cũng có cách riêng của mình, đó là thoát ra khỏi cuộc nói chuyện mà mình không mấy hứng thú ngay khi nó mới bắt đầu.

Trong quá trình nói chuyện với Bill Gates, Buffett vẫn giống như thường lệ, không trực tiếp đi vào vấn đề mà hỏi Gates về xu thế phát triển của công ty IBM, ông còn hỏi Gates liệu IBM đã trở thành đối thủ cạnh tranh không thể xem thường của Microsoft, và nguyên nhân các công ty công nghệ thay đổi nhanh chóng như vậy là gì. Gates lần lượt trả lời các câu hỏi của Buffett. Ông còn nói Buffett đi mua 2 cổ phiếu của các công ty công nghệ là Intel và Microsoft. Tới lượt Gates hỏi, ông đã hỏi về nền kinh tế báo chí. Buffett thẳng thừng tuyên bố rằng nền kinh tế báo chí đang từng bước tiến đến vực thẳm hủy diệt, điều này có liên quan trực tiếp đến sự phát triển bùng nổ của các phương tiện truyền thông khác. Chỉ trong vài phút, hai người đã "hòa nhập" vào với nhau.

Hai người họ cứ nói chuyện say sưa với nhau, không để ý tới những người xung quanh. Buffett hỏi Gates rất nhiều câu hỏi liên quan tới IT, trong khi trước giờ ông chưa bao giờ muốn hiểu về ngành công nghiệp này. Gates là một thầy giáo không tồi, hai người họ không có ý định sẽ kết thúc cuộc nói chuyện tại đây.

Warren Buffett: Đời người, thành - bại quan trọng nhất là chuyên tâm - Ảnh 2.

Warren Buffett và Bill Gates

Buffet và Gates vừa đi vừa nói chuyện, đi từ vườn hoa ra bãi biển, mọi người cũng bí mật đi theo sau. "Chúng tôi vốn dĩ không chú ý tới sự tồn tại của những người xung quanh, không phát hiện ra rằng xung quanh có rất nhiều tai mắt, cuối cùng ba của Gates phải lên tiếng, hi vọng hai người chúng tôi tham gia vào party với mọi người, đừng chỉ ngồi nói chuyện với nhau không như vậy."

Sau đó, Bill bắt đầu cố gắng thuyết phục Buffett mua một chiếc máy tính, nhưng ông nói với Bill rằng không biết máy tính có thể làm gì cho mình. Ông không bận tâm đến đường Parabol trong các dự án đầu tư của mình, không muốn cứ sau 5 phút lại vào kiểm tra kết quả một lần. Nhưng Bill không từ bỏ, ông nói rằng sẽ để nhân viên bán hàng xinh đẹp nhất của Microsoft bán cho Buffett sản phẩm của Microsoft và để cô ấy dạy Buffett cách sử dụng máy tính. Cách nói chuyện của Bill rất thú vị, nhưng Buffett vẫn nói với ông: "Ông đã đưa ra một điều kiện khiến tôi không thể chối từ, nhưng tôi vẫn sẽ từ chối."

Mãi cho tới khi mặt trời lặn, cuộc nói chuyện của hai người họ vẫn chưa kết thúc...

Warren Buffett: Đời người, thành - bại quan trọng nhất là chuyên tâm - Ảnh 3.

Đến bữa tối, ba của Gates đã hỏi mọi người, trong cuộc sống điều gì là quan trọng nhất, đáp án của Buffett chỉ vỏn vẹn hai chữ, "chuyên tâm", hơn nữa đáp án của Bill cũng như vậy.

Chuyên tâm không chỉ là mấu chốt dẫn tới thành công mà còn là phẩm chất cần có cho một tinh thần khỏe mạnh. Chuyên tâm nghĩa là toàn tâm toàn ý cho một việc gì đó, hòa vào làm một với chuyện mà bạn quan tâm, không bị phân tâm hay thu hút bởi những thứ khác.

Người không thể chuyên tâm sẽ không thể thả lỏng. Chuyên tâm và thả lỏng thực ra là hai mặt của một đồng tiền, chuyên tâm cũng là một phẩm chất cần có của một người hạnh phúc.

Một người chỉ khi chuyên tâm vào một việc gì đó mới có thể có được niềm vui. Niềm vui khi hết mình, niềm vui khi được tận hưởng thành quả thành công từ sự chuyên tâm đó. Đời người, trạng thái tuyệt vời nhất chính là được tận hưởng thành quả từ chính đôi bàn tay của mình.

Sự chuyên tâm là theo đuổi sự chuyên nghiệp ở tầm xuất sắc. Chính vì sự chuyên tâm mà Thomas Edison, nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ đã ra đời; chính nhờ sự chuyên tâm mà Walt Disney, cha đẻ của phim hoạt hình nổi tiếng thế giới đã ra đời; chính nhờ sự chuyên tâm mà mọi người đều biết tới "bố già nhạc soul" James Brown, cha đẻ của dòng nhạc Funk nước Mỹ. Tương tự như vậy, chuyên tâm còn giúp bạn quyết tâm hoàn thành một mục đích lớn lao, nếu không, mọi người sẽ không thấy được Jeannette Pickering Rankin, nữ nghị sĩ đầu tiên bỏ phiếu phản đối Hoa Kỳ tham gia hai cuộc chiến tranh thế giới, hai cuộc chiến chỉ mang đến cho thế giới đúng hai chữ "đau thương".

Karen

Cùng chuyên mục
XEM