Virus Corona (Covid-19) - Những thông tin thiết thực nhất từ các bác sĩ sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình khỏi đại dịch

12/02/2020 13:30 PM | Xã hội

Đáng lo ngại là các nước có thu nhập thấp và trung bình không có khả năng phát hiện virus và theo dõi tiếp xúc, dẫn đến không thể kiểm soát được dịch bệnh. Một đặc điểm đáng mừng ở các nước nhiệt đới là virus Corona thường lây lan ít hơn ở thời tiết ẩm và ấm áp. Trong các tuần sắp tới, các diễn biến tiếp theo sẽ xác định có nguy cơ bùng phát đại dịch hay không.

Virus Corona (2019-nCoV hay tên mới là Covid-19) là một chủng mới của virus Corona được phát hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc. Virus này cùng một họ với virus đã gây nên đại dịch SARS năm 2003 và MERS (Middle East Respiratory Syndrome) năm 2012. Virus Corona có thể lây nhiễm cho chim, động vật có vú và đã được phát hiện trên toàn thế giới, vật chủ của Covid-19 vẫn chưa được xác định, nhưng nguồn lây nhiễm được nghi ngờ là xuất hiện tại khu chợ động vật sống.

Mức độ nguy hiểm của virus này ra sao? Nó có gây ra đại dịch hay không? Rủi ro đối với trẻ em là gì? Tình hình tại Việt Nam như thế nào? Tình hình lây lan của virus đang phát triển rất nhanh và vì thế có thể sẽ chuyển biến mỗi ngày.

Virus Corona (Covid-19) - Những thông tin thiết thực nhất từ các bác sĩ sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình khỏi đại dịch - Ảnh 1.

Mô phỏng cấu trúc nCoV – Nguồn: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC

Tại thời điểm viết bài báo này (9:00 ngày 12/02/2020), đã có 45.170 ca nhiễm vi rút và 1.115 trường hợp tử vong (*). Các trường hợp bệnh nhân trở về từ Vũ Hán cũng được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, kèm theo đó là các ca lây nhiễm từ những người này đã được ghi lại. Những khu vực ở Trung Quốc được xác định lây nhiễm cũng đang thay đổi chóng mặt.

Tổ chức Y tế thế giới WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu vào 30/01/2020. Việc tiếp xúc với các động vật bị lây nhiễm tại chợ là khởi điểm rõ ràng của dịch bệnh này.

Lây truyền từ người sang người có thể xảy ra qua tiếp xúc gần, ví dụ như lây nhiễm qua giọt nước chứa virus bắn ra khi ho. Do đó, rủi ro truyền nhiễm trong thời gian ủ bệnh gần như là hiếm. Ngoài ra còn có virus tách ra từ phân có thể xuất hiện qua đường lây truyền phân-miệng.

Thời gian ủ bệnh của virus corona thường kéo dài từ 2-14 ngày. Các triệu chứng bao gồm sốt, ho, khó thở, đau cơ và khớp, một vài trường hợp có thể bị tiêu chảy. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể có dấu hiệu của Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) và suy nội tạng, là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất.

Bảo vệ bản thân và gia đình khỏi đại dịch viêm đường hô hấp cấp qua Cẩm nang phòng dịch Virus Corona.


Virus lây lan nhanh như thế nào?

Quy mô của một ổ dịch phụ thuộc vào mức độ nhanh chóng và dễ dàng của virus lây truyền từ người sang người. Ước tính mỗi người nhiễm nCoV có thể lây sang từ 1,5 đến 3,5 người mà không có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Con số này cao hơn một chút so với cúm mùa nhưng lại thấp hơn bệnh sởi.

Covid-19 nguy hiểm đến thế nào?

Ước tính cho đến nay có khoảng 2% số người nhiễm bệnh tử vong, thấp hơn SARS (7%), MERS (30%) và Ebola (30-50%). Tuy nhiên, những số liệu này dựa trên các trường hợp từ tiêu điểm của dịch bệnh. Báo cáo ngày 05/02 của Hồ Bắc xác nhận 19.665 trường hợp nhiễm nCoV với 549 người chết, do đó tỷ lệ tử vong là 2,8%. Phần còn lại của Trung Quốc và các quốc gia khác đã báo cáo 8624 trường hợp xác nhận dương tính với 16 trường hợp tử vong, tỷ lệ tử vong là 0,2%. Nhiều trường hợp vẫn đang được theo dõi nên các số liệu trên chỉ là sơ bộ.

Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong thấp hơn không có nghĩa là số người tử vong ít hơn. Một loại virus nhanh chóng giết chết vật chủ thì không thể truyền bệnh cho nhiều người khác.

Với thời gian lây nhiễm lâu hơn và tỷ lệ tử vong ít hơn, virus có thể lây nhiễm cho nhiều người hơn và tổng số ca tử vong có thể cao hơn nhiều. Cúm mùa A và B có tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều nhưng lây nhiễm cho nhiều người và do đó gây ra số lượng số tử vong cao mỗi năm.

Rủi ro đối với trẻ em?

Giống như bệnh cúm, người già và những người mắc bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng sẽ bị nặng nhất. Khoảng 80% số ca tử vong là những bệnh nhân trên 60 tuổi. Số liệu từ Trung Quốc cho biết có vẻ trẻ em không bị lây nhiễm nặng như người lớn và tỷ lệ tử vong thấp hơn.

Khi nào cần nghi ngờ đã nhiễm virus?

Khi bạn có các dấu hiệu bệnh hô hấp như sốt cao (trên 38.5 độ C), đã đến Trung Quốc trong vòng 14 ngày trước khi có dấu hiệu bệnh HOẶC tiếp xúc gần với các trường hợp nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm bệnh trong vòng 14 ngày trước khi họ bị bệnh.

Có rất nhiều bệnh có triệu chứng tương tự như viêm phổi, cúm và các bệnh do virus khác. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào nhưng các loại thuốc kháng virus đang được thử nghiệm. Các liệu pháp hỗ trợ bao gồm sử dụng truyền dịch, oxy, giữ vệ sinh và cách ly.

Cách phòng bệnh cơ bản là tránh chạm vào mặt và mắt, tránh tiếp xúc với người đang bị bệnh, trong trường hợp này, bạn nên đeo khẩu trang dù chúng không thể cản được virus hoàn toàn. Biện pháp bảo vệ đặc biệt trước các bệnh hô hấp như khẩu trang N95 đang được sử dụng tại, các bệnh viện.

Ở Việt Nam, tại thời điểm viết bài báo này (9:00- 12/02/2020), đã có 15 trường hợp được xác nhận nhiễm virus Covid-19 (**). Trường hợp đầu tiên được báo cáo là một người đàn ông Trung Quốc phát hiện bệnh ở Nha Trang. Con trai của ông đang sống ở Việt Nam đã ở cùng khách sạn và cũng lây bệnh. Họ đến thành phố Hồ Chí Minh, được chẩn đoán bệnh ở đây và được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Cả hai đều đã khỏi bệnh. 5 bệnh nhân người Việt Nam đến từ tỉnh Vĩnh Phúc làm việc tại Vũ Hán được xác nhận đã nhiễm virus, hiện đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Các tỉnh có người mắc Covid- 19 bao gồm: Vĩnh Phúc (10), Tp. HCM (03), Khánh Hòa (01) và Thanh Hóa (01). Đã có 788 trường hợp xét nghiệm và âm tính với Covid-19 và 06 người điều trị khỏi cũng như xuất viện, 787 trường hợp nghi ngờ đã loại trừ, 97 trường hợp tiếp tục cách ly theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng (với các dấu hiệu sốt, ho, đến từ vùng dịch). Ngoài ra, có 602 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi ngờ bị nhiễm Covid-19.

Virus Covid-19 có lây lan rộng hơn không?

Hiện tại phần lớn các trường hợp mắc bệnh ngoài Trung Quốc đều từng đến Trung Quốc, ví dụ như những ca ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc không thể kiểm soát được dịch bệnh và xảy ra lây lan sang các nơi khác trên thế giới, rất có thể nó sẽ trở thành dịch bệnh toàn cầu, hay còn gọi là đại dịch.

Đáng lo ngại là các nước có thu nhập thấp và trung bình không có khả năng phát hiện virus và theo dõi tiếp xúc, dẫn đến không thể kiểm soát được dịch bệnh. Một đặc điểm đáng mừng ở các nước nhiệt đới là virus Corona thường lây lan ít hơn ở thời tiết ẩm và ấm áp. Trong các tuần sắp tới, các diễn biến tiếp theo sẽ xác định có nguy cơ bùng phát đại dịch hay không.

Tập thể Tác giả:

Mattias Larsson, Bác sĩ y khoa, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Phòng khám Gia đình Hà Nội, Y tế Công cộng, Học viện Karolinska, Stockholm.

Bác sĩ Mattias Larsson lần đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1997 tiến hành nghiên cứu về nhiễm trùng ở trẻ em và sử dụng kháng sinh và kháng thuốc. Năm 2003 bác sĩ bảo vệ Luận án Tiến sĩ tại Viện Karolinska và tốt nghiệp Đào tạo Y khoa tại Đại học Uppsala. Kể từ đó, bác sĩ đã dành khoảng một nửa thời gian của mình ở Thụy Điển để làm bác sĩ về nhi khoa và các bệnh truyền nhiễm. Thời gian còn lại của bác sĩ ở Việt Nam và các nước đang phát triển khác làm việc trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu y tế.

William Brian McNaull, Bác sĩ y khoa, Tiến sĩ triết học (Đại học Cambridge), Giám đốc Y khoa, Phòng khám Gia đình Hà Nội

Dr.William Brian McNaull là Giám đốc Y khoa tại FMP Hà Nội. Ông học ở Anh và bắt đầu hành nghề y khoa ở Canada vào năm 1981. Ở Canada, ông hành nghề như một bác sĩ gan / nhà dịch tễ học lâm sàng tại Đơn vị Gan thực nghiệm ở Mt. Sinai, Bệnh viện Đại học, Toronto. Chương trình đào tạo y khoa sau đại học của bác sĩ bao gồm Đại học Cambridge và Bệnh viện Đại học và Bệnh viện Mt.Sinai. Bác sĩ đến Việt Nam năm 2006 và đã có kinh nghiệm đáng kể ở cả Việt Nam và Campuchia trong nghiên cứu y học và cung cấp / giảng dạy y học lâm sàng. Ông đã viết một số bài báo y tế trong nước, diễn thuyết thường xuyên và đồng chủ trì một chương trình phát thanh y tế hàng tuần trên Đài Tiếng nói Việt Nam.

Yaron Atzmon, Bác sĩ y khoa, Giám đốc phòng khám, Phòng khám Gia đình Hà Nội

Bác sĩ Yaron tham gia khóa đào tạo bác sĩ nội trú tại trung tâm y tế Tel Aviv Sourasky. Trong thời gian đào tạo, ông rất quan tâm đến y học hàng không và tham gia nhiều cuộc sơ tán y tế. Kể từ khi đến Hà Nội, bác sĩ Yaron đã đi đầu trong việc phát triển các dịch vụ xe cứu thương và hệ thống sơ cấp cứu.


Virus Corona (Covid-19) - Những thông tin thiết thực nhất từ các bác sĩ sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình khỏi đại dịch - Ảnh 4.

Nhóm bác sĩ Mattias Larsson - William Brian McNaull - Yaron Atzmon

Cùng chuyên mục
XEM