Viết tặng những người trẻ trong độ tuổi 20-30, những thói quen nếu không bỏ, sẽ khiến bạn ngày một nghèo hơn

09/02/2020 08:13 AM | Sống

Có một vấn đề, có những người luôn hỏi, vì sao mình chả tiêu bao nhiêu, nhưng tiền vẫn cứ đi đằng nào mất?Chia sẻ với mọi người 5 khái niệm thường thấy trong kinh tế học để bạn biết vì sao tiền của mình cứ không cánh mà bay.

Trên mạng có một bài viết miêu tả "cái nhìn về tiền bạc của một cô gái ở những độ tuổi khác nhau" như sau:

"21 tuổi, có một bạn học bỏ ra 3 triệu mua một cái túi, bạn không hiểu vì sao lại phải mua. Bạn trai nói rằng mua là để ra vẻ thôi, anh chẳng lãng phí thế đâu.

23 tuổi, bạn quen biết một người chị giàu có, đối xử rất tốt với bạn, chiếc túi Hermès, sau khi dùng bạn mới phát hiện ra, thì ra túi đắt chất lượng lại tốt tới như vậy.

25 tuổi, bạn chia tay. Người bạn trai năm đó nói sẽ chẳng bỏ tiền triệu ra mua cho bạn một chiếc túi xách quả nhiên nói được làm được, quà tặng bạn đều chưa bao giờ quá 300 ngàn, nhưng lại mua tặng cho người bạn gái mới một bó hoa hàng trăm ngàn. Người chị kia nói với bạn rằng bạn quá ngốc, người đàn ông không nỡ tiêu tiền cho bạn có thể đối xử với bạn tốt tới đâu?

27 tuổi, bạn cuối cùng cũng hiểu ra đạo lý công việc ổn định trước, yêu đương sau, nỗ lực lâu như vậy, cuối cùng cũng được thăng chức tăng lương. Lúc này, bạn phát hiện ra người đàn ông xuất hiện khi lương tháng của bạn 7,8 triệu và người đàn ông xuất hiện khi lương tháng của bạn 20,30 triệu lại khác nhau nhiều tới vậy. Bạn kiếm được nhiều tiền, bạn mua điện thoại mới cho ba mẹ, ba mẹ miệng chê lãng phí nhưng sau lại khoe với bạn bè.

Thì ra, tiền không đại diện cho hạnh phúc, nhưng có tiền lại rất dễ hạnh phúc."

Sau khi trưởng thành, chúng ta càng ngày càng phát hiện ra: thích tiền, không phải là tầm thường, thấp hèn.

Bởi lẽ, tiền không chỉ mang tới cho ta cảm giác an toàn mà còn khiến chúng ta sống nở mày nở mặt, sống vui vẻ hơn.

Giống như Trương Ái Linh từng nói: tôi thích tiền, bởi lẽ tôi chưa từng bị tiền làm khổ, tôi không biết cái xấu của tiền, chỉ biết lợi ích của chúng.

Nhưng, có một vấn đề, có những người luôn hỏi, vì sao mình chả tiêu bao nhiêu, nhưng tiền vẫn cứ đi đằng nào mất?

Hôm nay, chia sẻ với mọi người 5 khái niệm thường thấy trong kinh tế học để bạn biết vì sao tiền của mình cứ không cánh mà bay.

Viết tặng những người trẻ trong độ tuổi 20-30, những thói quen nếu không bỏ, sẽ khiến bạn ngày một nghèo hơn - Ảnh 1.

01

Hiệu ứng Latte

Một đôi vợ chồng, ngày nào cũng vậy, sau bữa trưa nhất định phải uống 2 tách cà phê.

Một hôm, một chuyên gia tài chính nói với họ, nếu mỗi ngày bớt đi hai tách cà phê, trong 30 năm, họ có thể tiết kiệm được khoảng 100000 USD.

Những tưởng không tiêu hết bao nhiêu, thì ra lại tốn kém tới vậy.

Giả sử mỗi ngày một ly cà phê, một năm 365 ngày, tức 365 ly cả phê, một ly nếu có giá khoảng 5 USD, vậy sẽ là 1825 USD. 30 năm sẽ là 54750 USD.

Hai vợ chồng sẽ là 109500 USD (khoảng 2,5 tỷ VNĐ).

Mặc dù một ly cà phê thì chẳng đáng bao nhiêu, nhưng lượng tích lũy qua nhiều năm lại không hề ít.

Đây chính là hiệu ứng Latte: chi tiêu theo thói quen.

Cà phê latte chỉ là một nhân tố trong hiệu ứng latte, hiệu ứng latte của mỗi người là khác nhau.

Đơn giản mà nói, chỉ cần đáp ứng được thói quen tiêu dùng đều có thể xem là hiệu ứng latte.

Chẳng hạn như đóng tiền hội viên của một tổ chức hay một app nào đó, hay ai đó chi tiêu cho ăn vặt mỗi ngày...

Vì vậy, nếu bạn thường xuyên nói với mình "hình như cũng chẳng mua gì nhưng sao vẫn hết tiền", vậy thì hiệu ứng latte có thể là một trong những nguyên nhân.

Viết tặng những người trẻ trong độ tuổi 20-30, những thói quen nếu không bỏ, sẽ khiến bạn ngày một nghèo hơn - Ảnh 2.

02

Tiêu dùng ngẫu hứng, nhất thời

Một hôm, một đôi tình nhân dạo phố. Vốn dĩ người bạn trai chỉ muốn cùng bạn gái dạo phố, không ngờ....

Người bạn gái bước vào một tiệm quần áo, cô thích một chiếc váy có giá 600 ngàn.

Người bạn gái: "Em thích chiếc này, anh mua cho em nhé", người bạn trai ngay lập tức quẹt thẻ. 

Lúc này, nhân viên bán hàng nói: "Chào chị, bên em còn có áo khoác, giày cao gót rất hợp với chiếc váy chị vừa chọn, chị có muốn thử không?"

Người bạn gái bị thuyết phục, cô thử vào thấy khá thời thượng, vậy là người bạn trai lại tiếp tục quẹt thẻ.

Cứ như vậy, vốn dĩ chỉ định dạo phố, nhưng hai người lại tiêu mất vài triệu đồng một cách ngoài ý muốn.

Đây chính là tiêu dùng tùy hứng, nhất thời: hành vi tiêu dùng không có kế hoạch từ trước, đồng thời chịu tác động từ những nhân tố bên ngoài.

Tiêu dùng một cách nhất thời là một hiện tượng vô cùng phổ biến, đặc biệt là khi trong túi bạn mang theo nhiều tiền.

Viết tặng những người trẻ trong độ tuổi 20-30, những thói quen nếu không bỏ, sẽ khiến bạn ngày một nghèo hơn - Ảnh 3.

03

Sở thích của người tiêu dùng

Trên thị trường, trứng gà trắng (trứng gà ta) thường đắt hơn trứng gà đỏ (trứng gà công nghiệp).

Tuy nhiên, có một nghiên cứu so sánh về hai loại trứng và nhận thấy rằng không có nhiều sự khác biệt về giá trị dinh dưỡng giữa trứng gà trắng và trứng gà đỏ.

Thành phần dinh dưỡng của hai loại trứng được so sánh như sau:

Protein: Trứng vỏ trắng cao hơn khoảng 0,75% so với trứng vỏ đỏ.

Vitamin: Vitamin a, vitamin b1 và vitamin b2 của trứng vỏ trắng chỉ cao hơn một chút so với trứng có vỏ đỏ.

Chất béo: Trứng vỏ đỏ cao hơn khoảng 1,4% so với trứng vỏ trắng.

Cholesterol: Trứng vỏ đỏ cao hơn khoảng 0,8% so với trứng vỏ trắng.

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng khác gần như bằng nhau.

Trứng vỏ trắng và trứng vỏ đỏ có vỏ màu khác nhau, chủ yếu là do các giống gà khác nhau.

Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn thích trứng vỏ trắng khi mua hàng vì cho rằng trứng gà ta tốt hơn.

Đây là sở thích và quan điểm của người tiêu dùng, và một điều đáng nói là sở thích cá nhân ảnh hưởng đáng kể đến hành vi lựa chọn sản phẩm, nhiều đến mức mọi người đôi khi thích chi nhiều tiền hơn để mua những loại hàng hóa có tiếng thay vì những hãng bình dân nhưng chất lượng lại không có gì quá khác biệt.

Viết tặng những người trẻ trong độ tuổi 20-30, những thói quen nếu không bỏ, sẽ khiến bạn ngày một nghèo hơn - Ảnh 4.

04

Hiệu ứng son môi

Năm 1929, cuộc Đại khủng hoảng tại Hoa Kỳ diễn ra, giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán New York đã giảm mạnh. Ngay sau khi ngân hàng sụp đổ, sản xuất giảm, các nhà máy bị phá sản và công nhân mất việc.

Sau đó, cuộc khủng hoảng tài chính tiếp tục lan rộng và ngày càng sâu rộng, kéo nền kinh tế thế giới vào suy thoái. Các quốc gia trong toàn bộ hệ thống tư bản phải đối mặt với sự đàn áp kép của cuộc khủng hoảng tài chính và sự co lại của chu kỳ kinh tế.

Tại thời điểm này, tờ Telegraph của Anh đã chỉ ra một hiện tượng:

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu, một số đại gia mỹ phẩm toàn cầu, bao gồm L'Oreal ở Pháp, Bayersdorf ở Đức và Shiseido ở Nhật Bản, đã cho thấy một xu hướng "đỏ sàn".

Điều này có nghĩa là, con người một đằng than nghèo, một đằng mua càng nhiều mỹ phẩm hơn. Đặc biệt là lượng tiêu thụ son môi, liên tục tăng rất mạnh.

Đây chính là hiệu ứng son mội: hiện tượng son môi và các sản phẩm giá rẻ đặc biệt khác trở nên đắt hàng vì suy thoái kinh tế.

Về mặt lý thuyết, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người dân giảm, kéo theo mức sống của họ giảm xuống.

Nhưng thực tế lại cho thấy không phải vậy.

Con người thường có một tâm lý, dù kinh tế suy thoái, không mua nổi túi LV, nhưng trong tay dù sao vẫn có tiền, vậy thì dùng để mua một thỏi son Armani, mua xong vẫn còn dư khối tiền.

Lúc này, mọi người thường có xu hướng mua những món đồ không thiết yếu giá rẻ như son môi nhằm "an ủi" tâm lý.

Hiệu ứng son môi không chỉ xảy ra trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, mà còn trong các ngành công nghiệp khác, chẳng hạn như vé xem phim, các sản phẩm ăn theo các bộ phim hoạt hình....

Nhận ra được hiệu ứng son môi có thể giúp người mua đưa ra quyết định tiêu dùng hợp lý hơn. Ngay cả khi vẫn mua "son môi" thì mức tiêu thụ cũng sẽ ở mức vừa phải.

Viết tặng những người trẻ trong độ tuổi 20-30, những thói quen nếu không bỏ, sẽ khiến bạn ngày một nghèo hơn - Ảnh 5.

05

Hiệu ứng phối hợp

Một hôm, có một người bạn tặng cho nhà tư tưởng Diderot một chiếc áo choàng màu đỏ tía với chất vải tốt, đường may tinh tế và hoa văn trang nhã. Diderot rất thích nó, ông ngay lập tức bỏ chiếc áo choàng cũ đi và mặc chiếc áo choàng mới.

Nhưng không lâu sau đó, ông bỗng cảm thấy phiền não, đó là bởi ông cảm thấy mình mặc một chiếc áo choàng đắt đỏ như vậy, nhưng cái bàn làm việc mà mình thường ngồi lại quá cũ kĩ, không hợp với chiếc áo.

Vậy là, ông gọi người tới thay cho mình một chiếc bàn mới. Thay bàn mới xong, ông lại phát hiện ra vấn đề khác, đó là tấm thảm hoa treo tường thô đến lạ thường, không hợp với chiếc bàn mà ông mới sắm.

Diderot lại gọi người tới thay một tấm thảm hợp với chiếc bàn mới.

Nhưng, không lâu sau, ông lại phát hiện ra, nào là ghế, tượng, giá sách, đồng hồ.... đều không phù hợp với cái bàn và tấm thảm mới thay.

Dần dần, mọi đồ vật cũ trong phòng đều bị thay thế, căn phòng làm việc vốn dĩ giản đơn đã trở nên lộng lẫy, tráng lệ hơn rất nhiều.

Đây chính là hiệu ứng phối hợp: chúng ta sau khi có một đồ vật mới sẽ không ngừng tìm kiếm sự ăn ý giữa chúng và những vật phẩm khác nhằm đạt được sự cân bằng trong tâm lý.

Hiệu ứng phối hợp cho thấy tâm lý "tốt còn muốn tốt hơn" của con người.

Tất nhiên, thông thường mà nói, nhu cầu về sự hài hòa, cân xứng và phối hợp là điều dễ hiểu.

Nhưng, nếu khát vọng của người tiêu dùng vượt quá thực lực kinh tế, ảnh hưởng tới việc theo đuổi các giá trị quan trọng hơn của chúng ta, vậy thì hiệu ứng phối hợp lúc này đã phát huy tác dụng phụ.

Hi vọng 5 khái niệm trên có thể truyền cảm hứng và giúp bạn tiêu dùng hợp lý hơn.

Như Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM