Việt Nam và VinFast đứng thứ mấy Đông Nam Á về doanh số xe điện?

03/04/2023 16:03 PM | Kinh doanh

Wuling's Air EV là mẫu xe điện bán chạy nhất Đông Nam Á trong năm 2022, theo thống kê của Counterpoint. Mẫu VF8 và VF e34 của VinFast đứng thứ hai và thứ ba.

Việt Nam và VinFast đứng thứ mấy Đông Nam Á về doanh số xe điện? - Ảnh 1.

Doanh số xe điện ở Đông Nam Á hiện chỉ chiếm gần 2% tổng doanh số bán xe toàn khu vực vào năm 2022, theo nghiên cứu mới nhất của Counterpoint.

Thái Lan là quốc gia đứng đầu về doanh số xe điện ở Đông Nam Á, chiếm 58% doanh số bán xe điện của toàn khu vực, tiếp theo là Indonesia và đứng thứ ba là Việt Nam.

Chính phủ Thái Lan đã thúc đẩy doanh số bán xe điện thông qua các ưu đãi từ phía cầu và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà sản xuất xe điện.

Việt Nam và VinFast đứng thứ mấy Đông Nam Á về doanh số xe điện? - Ảnh 2.

Wuling's Air EV là mẫu xe điện bán chạy nhất Đông Nam Á trong năm 2022, theo thống kê của Counterpoint. Mẫu VF8 và VF e34 của VinFast đứng thứ hai và thứ ba.

Việt Nam và VinFast đứng thứ mấy Đông Nam Á về doanh số xe điện? - Ảnh 3.

Nguồn: Công cụ theo dõi doanh số mẫu xe điện chở khách toàn cầu của Counterpoint, Q4 2022

Xét về doanh nghiệp sản xuất ô tô, Vingroup (VinFast) dẫn đầu về doanh số bán xe điện tại Đông Nam Á, theo sau là Wuling (thuộc tập đoàn SAIC-GM-Wuling) và Volvo (công ty con của Geely Holdings).

Xe điện chạy bằng pin (BEV) chiếm 64,6% tổng doanh số bán xe điện trong khi xe điện lai plug-in (PHEV) chiếm phần còn lại.

Nhận xét về động lực của thị trường, nhà phân tích Abhilash Gupta của Counterpoint cho biết: “Nhu cầu về xe điện (dòng chở khách) đang tăng dần trên khắp khu vực Đông Nam Á, nhưng doanh số bán ra vẫn còn rất nhỏ, chỉ chiếm 0,5% tổng doanh số toàn cầu vào năm 2022. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Đông Nam Á đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc muốn mở rộng ra nước ngoài. Do đó, chúng ta có thể kỳ vọng sẽ thấy nhiều nhà máy sản xuất xe điện hơn ở Đông Nam Á trong dài hạn, điều này sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán xe điện''.

''Thái Lan có ngành sản xuất ô tô lớn nhất Đông Nam Á, họ đang nhắm đến việc tận dụng chuyên môn sản xuất của mình để thu hút các doanh nghiệp ô tô sản xuất và bán xe điện ở đó. Indonesia và Việt Nam có tài nguyên khoáng sản, cũng giúp họ có lợi thế hơn các nước khác trong khu vực. Các quốc gia Đông Nam Á đã đặt ra các mục tiêu về xe điện cùng nhiều biện pháp khuyến khích để thúc đẩy việc người tiêu dùng sử dụng EV, cũng như thu hút các nhà sản xuất EV thành lập cơ sở sản xuất” - ông Abhilash Gupta nói thêm.

Nhận xét về triển vọng thị trường,  nhà phân tích cấp cao Soumen Mandal của Counterpoint nhận định: “Mặc dù xe điện hiện là một thị trường ngách ở Đông Nam Á, nhưng chúng tôi kỳ vọng doanh số bán xe sẽ tăng gấp đôi vào năm 2023. Tuy nhiên, sẽ rất thách thức để các quốc gia Đông Nam Á đạt được cả mục tiêu tăng trưởng xe điện và mục tiêu tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong lưới điện cùng một lúc".

Các quốc gia Đông Nam Á có cơ hội thể hiện năng lực sản xuất của mình nhờ sự quan tâm của nhiều nhà sản xuất ô tô quốc tế. Những công ty tham gia thị trường sớm sẽ có lợi thế hơn, cho phép họ giành được thị phần đáng kể trên thị trường. Khu vực Đông Nam Á có thể học hỏi các cách tiếp cận của châu Âu và Trung Quốc, cung cấp các biện pháp khuyến khích giảm phát thải CO 2 . Làm như vậy sẽ thúc đẩy cả người tiêu dùng và nhà sản xuất chuyển sang các phương tiện thân thiện với môi trường hơn.”

*Báo cáo chỉ xem xét BEV và PHEV, không bao gồm xe điện hybrid và xe chạy bằng pin nhiên liệu (FCV). Doanh số được Counterpoint thống kê là số liệu bán buôn, tức là số lượng giao hàng từ các nhà máy của các thương hiệu/công ty tương ứng.

Nguồn: Counterpoint Research

Theo Nhã Mi

Cùng chuyên mục
XEM