Việt Nam học được gì từ ngành công nghiệp du lịch Thuỵ Sỹ?

15/05/2017 09:27 AM | Kinh tế vĩ mô

James Breiding, người từng phụ trách các bài viết về chủ đề Thuỵ Sỹ trên tờ The Economist trong nhiều năm đã nhận xét trong kỷ nguyên hiện đại, Thuỵ Sỹ không còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào các ngành hàng xuất khẩu như đồng hồ hay công cụ tài chính vì mọi người sẽ sẵn sàng chi tiền để ngắm nhìn đất nước này.

Trên nhiều phương diện, Thuỵ Sỹ không phải là một quốc gia được ưu ái nhất để thành công về kinh tế. Họ sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên rất ít ỏi. Phần lớn đất đai không phù hợp để canh tác, nhiều vùng miền khắp đất nước luôn có tuyết phủ hàng tháng. Tuy nhiên, tại quốc gia bị thiên nhiên hắt hủi này có một ngoại lệ. Đó là thắng cảnh, rất nhiều thắng cảnh đẹp.

Số liệu vào năm 2013 cho thấy du lịch là ngành dịch vụ đem lại 34 tỷ USD mỗi năm và đóng góp khoảng 3% GDP Thuỵ Sỹ. Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với các doanh nghiệp. Với hơn 150 nghìn nhân công toàn thời gian, ngành du lịch đã đóng góp 4% việc làm trên cả nước, trong đó, các khu nghỉ dưỡng trên núi chiếm 30%. Lợi ích từ du lịch cũng không ngừng bội tăng và thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển như thương mại, giao thông, ngân hàng bảo hiểm và các trung tâm văn hoá.

Trong nhiều năm trở lại đây, các du khách đến từ Trung Quốc, Nga, Ấn Độ đang tăng trưởng các về số lượng và tần suất du lịch, dần dần thay thế các thế hệ khác trước đây từ Anh, Mỹ, Nhật Bản. Họ cũng góp phần thắt chặt mối quan hệ cộng sinh giữa dịch vụ du lịch với các ngân hàng tư nhân – những người giàu có muốn đến thăm đất nước họ tích trữ tiền của.

Tuy nhiên, để duy trì những điều này, không phải là công việc đơn giản. Bởi, cảnh vật không phải là yếu tố duy nhất để du lịch trở thành một ngành công nghiệp, du khách luôn cần nhiều hơn thế.

Những trò chơi đẳng cấp níu giữ khách du lịch

Nếu như những ngày đầu mới khai thác du lịch, người Thuỵ Sỹ chỉ khai thác bộ môn leo núi thì sau này người ta đã phải sáng tạo ra nhiều cái khác.

“Môn leo núi vẫn không phải là động lực chính cho ngành dịch vụ du lịch phát triển quanh năm của Thuỵ Sỹ”, James Breiding nói. Ông ám chỉ đến môn trượt tuyết, phục vụ môn trượt tuyết mới là động lực chính.

Cụ thể, năm 1864, một chủ khách sạn tại ngọn St Morizt, nơi nổi tiếng vì khu nghỉ dưỡng mùa hè, đã cược với các du khách: nếu họ đến đây vào mùa đông và không hài lòng, họ sẽ được hoàn tiền. Các vị khách đã quay lại và vùi mình trong tuyết. Trong suốt thời gian nghỉ tại đây, họ đã lấy những chiếc mâm bạc từ phòng ăn, buộc thành xe trượt tuyết rồi lai xuống ngay con dốc trước khách sạn, mở đầu cho cuộc đua xe trượt Cresta danh tiếng.

Nhũng vị khách đã trở về và thuật lại câu chuyện. Tất nhiên, cuộc đua Cresta vẫn còn cần phải cái tiến rất nhiều, như là sau này người ta vẫn thấy: sự hoà quyện giữa phong cách, truyền thống, tốc độ... đã khiến nó trở thành sân chơi mùa đông của những nhân vật nổi tiếng và giàu có trong hơn 150 năm qua.

Tuy nhiên, St Morizt không chỉ thoả mãn với mình trò chơi này, thị trấn còn khai sinh và quảng bá nhiều môn thể thao mới, từ trận bi đá trên băng đầu tiên, giải vô địch trượt băng đầu tiên, cho đến trận khúc côn cầu...thu hút sự quan tâm của hàng triệu du khách trên thế giới.

Khách sạn xa xỉ đẳng cấp cùng cách kinh doanh lạ

Bản chất người Thuỵ Sỹ rất khiêm nhường, nhưng họ cũng có thừa máu kinh doanh. Điều này cũng được thể hiện ở điểm dù là một quốc gia với điều sống khắc nghiệt, thiếu thốn, nhưng lại là chủ nhân của những khách sạn nổi tiếng xa hoa, điểu hình như Beau Rivage, Dolder và Palace.

Hầu hết chúng đều được các chủ quán trọ - những người được đánh giá là biết nhìn xa trông rộng xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Đất nước này cũng là nơi sinh ra ông hoàng của những ông hoàng khách sạn, César Ritz. Hiện tại, khách sạn Ritz đã có mặt ở 78 quốc gia trên khắp thế giới, và thương hiệu này vẫn tiếp tục là biểu tượng cho những chuẩn mực cao cấp trong giới khách sạn hạng sang. Rizt đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp khách sạn và đặt ra những chuẩn mực chưa từng có trước đây.

Ngành du lịch Thuỵ Sỹ cũng duy trì một phân khúc đắt đỏ, đầy phong cách dành cho các yếu nhân kín tiếng.

Ví dụ như Dovos đã khiến cho cả thế giới phải chú ý khi đăng cai Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thường niên đầu tiên vào năm 1971, nơi tập trung những doanh nhân toàn cầu cùng những nhà lãnh đạo chính trị, giới trí thức cùng cánh phóng viên.

Tuy nhiên, càng về sau, ngành du lịch lữ hành của Thuỵ Sỹ càng dễ tiếp cận phải chăng hơn. Các hệ thống các khách sạn giá rẻ cũng xuất hiện nhiều hơn với chất lượng đa dạng. Từ định hướng phục vụ khách hàng giàu có ban đầu, ngành du lịch dịch vụ đã mở rộng sang thị trường đại chúng.

Việt Nam nếu so sánh với Thuỵ Sỹ, chúng ta cũng không kém cạnh về danh lam thắng cảnh, cảnh sắc. Cái chính, như nhiều chuyên gia trong ngành, Việt Nam luôn thiếu đi một câu chuyện để kể, một mũi nhọn hay phân khúc để khai thác triệt để. Đến Việt Nam ngoài việc du ngoạn ra, khách có thể chơi gì, nghỉ dưỡng gì vẫn luôn là một câu hỏi bỏ ngỏ.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng đặt câu hỏi về chất lượng khách đến Việt Nam. Con số 10 triệu lượt người đến trong năm 2016, tăng 26% so với năm 2015 đạt kỷ lục, nhưng nhiều trong số đó là khách du lịch bụi hay đến từ những đoàn khách đi tour 0 đồng… Nghĩa là phần thu không được bao nhiêu trên mỗi đầu khách.

Tháng 1/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08 nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, nhưng để thực hiện được điều đó, sẽ là cả một hành trình dài.

Theo Nam Dương

Cùng chuyên mục
XEM