Việt Nam đang có 40 ví điện tử đang hoạt động – MoMo chiếm 45,8% thị phần

15/12/2022 14:44 PM | Tài chính

Thị trường ví điện tử Việt Nam đang vào giai đoạn bùng nổ với 40 ví điện tử đang hoạt động. Theo đó, 90% thị phần thuộc về 3 ví MoMo, Moca và ZaloPay; hiện có ba đối thủ cạnh tranh lớn là ShopeePay (AirPay), ViettelPay và VNPT Pay. Robocash Group ước tính đến tháng 7/2024, thị trường này sẽ có 50 triệu người dùng hoạt động, 100 triệu vào tháng 5/2026 và 150 triệu vào tháng 7/2030.

Việt Nam đang có 40 ví điện tử đang hoạt động – MoMo chiếm 45,8% thị phần - Ảnh 1.

Thị trường ví điện tử Việt Nam đang bùng nổ với 90% thị phần thuộc về 3 ví MoMo, Moca và ZaloPay. Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt ở lĩnh vực ví điện tử với 40 ví đang hoạt động.

Ngoài ba ví đã đề cập bên trên, thị trường e-wallet Việt Nam còn có ba đối thủ cạnh tranh lớn khác: ShopeePay (AirPay), ViettelPay và VNPT Pay. Sáu công ty này cùng nhau chiếm tổng cộng 99% thị trường, tạo nên một sân chơi hoàn toàn độc quyền. Theo nghiên cứu của Decision Lab, cuối năm 2021, 56% dân số Việt Nam sử dụng MoMo, 17% - ShopeePay, 14% - ZaloPay, 8% - ViettelPay, 2% - Moca và 1% - VNPT Pay.

Robocash đã quan sát thấy rằng trong bốn năm qua (từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2022), số lượng người dùng ví điện tử đã tăng một cách ấn tượng: từ 12,3 lên 41,3 triệu (330%).

Việt Nam đang có 40 ví điện tử đang hoạt động – MoMo chiếm 45,8% thị phần - Ảnh 2.

Thị phần của các ví điện tử tiêu biểu ở thị trường Việt Nam.

Hiện nay, khoảng 57% dân số trưởng thành của Việt Nam sử dụng ví điện tử, trái ngược với chỉ 14% vào cuối năm 2018. Đây có thể được coi là mức thâm nhập đáng kể, tương đương với gần ba phần năm người Việt Nam là người sử dụng dịch vụ ví điện tử.

Robocash Group là một tập đoàn tài chính chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính ở khu vực châu Á và châu Âu. Được thành lập vào năm 2013, Tập đoàn tập trung vào việc cung cấp các giải pháp tài chính công nghệ cho những người chưa được phục vụ bởi hệ thống ngân hàng truyền thống.

Thị phần người dùng lớn nhất hiện thuộc về MoMo - 45,8% (so với 36,2% vào tháng 10/2018), thị phần nhỏ nhất - Moca với 0,6% (so với 4,5%). So với năm 2018, ZaloPay đạt mức tăng trưởng cao nhất – 550% và ShopeePay thấp nhất – 144%.

Bên cạnh đấy, Moca đang mất dần vị trí của mình (mất 46% người dùng trong bốn năm qua). ZaloPay đang tăng trưởng nhanh nhất — 4% hàng tháng, ShopeePay (AirPay) chậm nhất — 1,9% hàng tháng, trong khi Moca đang mất 1,3% người dùng hàng tháng. Bản thân thị trường ví điện tử nói chung đang tăng trưởng đều đặn 3,1% mỗi tháng.

Việt Nam đang có 40 ví điện tử đang hoạt động – MoMo chiếm 45,8% thị phần - Ảnh 3.

Dự đoán lượng người dùng ví điện tử ở thị trường Việt Nam đến 2030.

Xét rằng, các ví này có thể hoạt động ở các thị trường khác, giới hạn đối với mức trần dân số vẫn là toàn bộ dân số trái đất chứ không phải riêng Việt Nam hay khu vực Đông Nam Á, ước tính vào tháng 7/2024, thị trường ví điện tử Việt Nam sẽ có 50 triệu người dùng hoạt động, 100 triệu vào tháng 5/2026 và 150 triệu vào tháng 7/2030.

Thị trường ví điện tử Việt Nam chắc chắn có thể cạnh tranh với ngân hàng truyền thống hoặc ngân hàng số. Sáu siêu ứng dụng được đề cập ở trên có tiềm năng vô hạn để thu hút khách hàng mới không chỉ trong phạm vi Việt Nam mà còn vượt ra ngoài biên giới.

Đến tháng 7/2030, thị phần người dùng được dự đoán sẽ phân bổ như sau: MoMo 47,3% (nay là 45,8%), ViettelPay 30,2% (19,5%), ZaloPay 16,5% (17,5%), VNPT Pay 5,6% (2,6%), Moca 0,4% (0,6%) và ShopeePay 0% (14,1%).

Quỳnh Như

Cùng chuyên mục
XEM